[Touring Bike] Tổng quan về ghidong dành cho xe touring

Sau baga và túi, thì ghidong là cái mình đổi nhiều nhất, và gần như mình đã xài qua gần hết các loại ghidong ngoại trừ dropbar .

Xe touring là xe dành cho những chuyến đi dài, mỗi ngày bạn có thể ngồi trên xe trên 10 tiếng và ngồi cả tháng liên tục, trong đó 2 vị trí tiếp xúc với cái xe nhiều nhất là cái *** và cái tay nắm nên yên và ghidong là rất quan trọng. Yên thì đơn giản do yên cho touring thì chỉ có Brooks ( mình sẽ viết 1 bài về yên touring sắp tới ), còn ghidong thì lại có khá nhiều loại .

Ghidong ảnh hưởng rất nhiều đến tư thế đạp, cũng như nó tác động rất lớn đến cánh tay và cổ tay, ngón tay của bạn. Mình từng bị tê tay đến mức mất cả cảm giác khi sử dụng ghidong cánh dỏm, cứ đạp dc hơn 1 tiếng là phải vẫy vẫy tay để cho nó bớt tê mới có cảm giác lại . Đạp xe liên tục với 1 tư thế duy nhất rất mau dẫn đến mỏi tay cũng như mỏi lưng

Ngoài ra ghidong cũng là nơi để bạn gắn đũ thứ phụ kiện khác như túi trước, đèn, đồng hồ tốc độ, chai nước vvv... Do đó tiêu chuẩn của 1 ghidong touring tốt là :

+ Nó phải có nhiều tư thế nắm để thay đổi
+ Nó phải rộng rãi để có thể gắn dc nhiều phụ kiện
+ Phải cứng cáp, lỡ có té thì cũng ko bị cong, biến dạng
+ Không quá cồng kềnh, ko quá dài, vì khi đi xa bạn có thể phải bỏ xe lên xe đò, máy bay để vận chuyển .

Sau đây mình sẽ phân tích ưu điểm / nhược điểm của từng loại ghidong mà mình đã sử dụng qua :

1. Ghidong dạng thẳng - Flat Handlebar

[IMG]DSC00896 by Nam Nguyen, on Flickr
[IMG]DSC01354 by Nam Nguyen, on Flickr
[IMG]DSC05734 by Nam Nguyen, on Flickr

Đây là loại ghidong cơ bản nhất và đa số xe đạp bán ra đều sử dụng loại ghidong này . Chiếc xe đầu tiên và chuyến đi đầu tiên của mình mình đều sử dụng loại ghidong này . Cũng may là lúc đó cũng biết khôn đi gắn thêm cái grip nên tư thế nắm cũng thoải mái hơn vì nắm dc 2 tư thế .

Ghidong flat có những ưu điểm như :

- Tư thế cầm nắm rất vững và chắc chắn. Đó là lí do vì sao đa số xe leo núi đều sử dụng loại ghidong này .
- Trọng lượng tính ra nhẹ nhất trong các loại ghidong
- Có thể gắn thêm nhiều loại grip hỗ trợ
- Giá thành tương đối rẻ ( so với các loại ghidong khác )
- Dễ dàng gắn các loại phụ kiện

Khuyết điểm :
- Chỉ có tư thế cầm duy nhất. Tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách gắn thêm grip. Nhưng gắn grip thêm thì cũng chỉ thêm dc 1 tư thế nắm nữa thội. Có 1 số loại grip sừng trâu lớn thì có thể nắm thêm dc 2 tư thế. Tuy nhiên dùng ghidong flat mà gắn grip lớn quá thì sẽ rất to và cồng kềnh .
- Ghidong flat thường khá dài, từ 640mm đến 780mm, con mình hình như 760mm hay 780mm gì đó chả nhớ. Do đó rất mau mỏi tay do 2 tay phải dang rộng quá . Do dài nên khi đóng thùng vận chuyển bắt buộc phải tháo ghidong mới đóng dc.

2. Ghidong cánh bướm

[IMG]DSC09082 by Nam Nguyen, on Flickr
[IMG]DSC09099 by Nam Nguyen, on Flickr

Qua chiếc xe thứ 2 thì mình chuyển qua dùng cánh bướm, và đó thật sự là 1 cơn ác mộng, có lẽ vì do dùng cái cánh bướm nhôm cùi bắp có 200k, cánh bướm xịn thì chưa dùng nên ko biết, lúc đầu cũng nghĩ là do đi ko quen, do thấy ai đi touring cũng đi cánh bướm nên cũng ráng đi . Nhưng sau chuyến đi Huế 14 ngày với hơn 1200km thì chịu hết nổi, thay gấp ghidong. Chuyến đi đó cái cánh bướm nó hành mình lên bờ xuống ruộng ( cái này là cảm quan của mình )

[IMG]DSC00029 by Nam Nguyen, on Flickr
[IMG]DSC00025 by Nam Nguyen, on Flickr

setup của xe mình khi đi SG - Huế, đi test đồng hồ nên gắn đồng hồ hơi nhiều .

Ưu điểm của cánh bướm :
- Rất nhiều tư thế nắm
- Nhiều chỗ để gắn đồ

Nhược điểm :
- Cồng kềnh ( có thể là do cái cánh bướm cùi bắp của mình nó to, chứ xem 1 số cánh bướm hàng xịn thì thấy nó khá gọn gàng )
- Cánh bướm thường khá ngắn ( độ dài khoảng 590 - 600mm ) nên nắm sẽ ko chắc như ghidong flat
- Yếu và rung : Cái này do cấu tạo của cánh bướm. Do nó uốn cong nên tính ra độ dài của cánh bướm rất dài, mà từ điểm cố định vào potang cho đến chỗ tay nắm khá dài, nên khi đi những đoạn đường dằn xóc thì cái cánh bướm nó rất rung, dẫn đế tê tay, cũng như cảm giác lái cũng ko vững. Cái này có lẽ cũng do cái bướm của mình cùi, vì 1 số cánh bướm loại xịn làm bằng thép thì mình cầm thử thấy rất chắc .
- Khó gắn túi trước nếu túi quá lớn .
- Tư thế nắm tuy nhiều nhưng mình thử tư thế nào cũng thấy đau cổ tay
- Không gắn dc grip, mình quen đi có grip đỡ cái lòng bàn tay rồi nên đi cánh bướm thấy rất mỏi .

[IMG]DSC01470 by Nam Nguyen, on Flickr

Cánh bướm thép của Boskey, cầm thấy cứng và chắc chắn, cũng gọn gàng hơn cái cánh bướm nhôm noname, tuy nhiên h mình sợ cánh bướm rồi

 

3. Các loại ghidong khác


Humpert AHS Classic

[IMG]DSC01483 by Nam Nguyen, on Flickr

Sau 1 thời gian đau khổ với con cánh bướm thì mình đổi qua con này, rất ưng ý. Xài rất thích, nó đã đồng hành cùng mình suốt 2500km trong tour Đông Dương và ko hề gây cảm giác khó chịu hay đau nhức gì cho cổ tay .

[IMG]DSC04152 by Nam Nguyen, on Flickr

Đây là setup của mình khi đi tour Đông Dương với em Humpert

[IMG]DSC04151 by Nam Nguyen, on Flickr

lúc đầu bọc 2 cái sừng trâu trước, đi 1 thời gian nó bóng loáng lên luôn .

Ưu điểm của Humpert Classic :

- Tư thế cầm nắm rất thoải mái, mình nằm dc tổng cộng 4 tư thế, trong đó hay xài nhất là nắm ngang như bình thường và nắm sừng trâu.
- Gắn dc grip, dùng grip propalm có điểm tựa tay nên đỡ mỏi cổ tay rất nhiều so với đi cánh bướm
- Cực kì cứng, nhôm dầy cui. Tư thế nắm rất chắc chắn
- Có thể gắn túi trước thoải mái ko sợ bị vướng
- Khá gọn gàng, độ dài chỉ có 590mm
- Có thể tháo 2 cái sừng trâu ra khá nhanh và dễ dàng, đóng thùng chỉ cần tháo 2 cái sừng trâu ra là xong
- Giá dễ chịu
- Có thể điều chỉnh độ nghiêng của sừng trâu theo ý, cái này cánh bướm ko làm dc

Khuyết điểm :
- Khá nặng, nó nặng đến 560gram, chưa tính grip gắn thêm vào
- Chỗ gắn đồ khá chật hẹp, do độ dài khá ngắn, có 590mm
- Cái mút đi kèm khá dở

[IMG]

Humpert có bán riêng cái grip Buffalo này dành cho AHS Classic, mà khó mua quá nên thôi mình đem bọc da luôn, rất êm và hút mồ hôi .

Từ lúc dùng con Humpert Classic kết hợp với grio Propalm, mình chơi chân trần luôn, ah lộn, tay trần, ko cần dùng bao tay mà vẫn thấy rất thoải mái. Có điều đi về xong 2 bàn tay nó đen thui .

[IMG]4 by Nam Nguyen, on Flickr

Ngoài ra Humpert còn con này cũng khá độc, ai đi xe đạp gấp thì rất hợp

[IMG]2 by Nam Nguyen, on Flickr
[IMG]1 by Nam Nguyen, on Flickr
[IMG]3 by Nam Nguyen, on Flickr

Nó có thể điều chỉnh độ nghiêng, cũng như có thể gấp gọn lại dc, lúc đầu mình cũng tính gắn, nhưng con này bị cái là ko gắn dc túi trước do vướng 2 cái cục xoay, nên thôi

 

Jones H Bar

[IMG]DSC06022 by Nam Nguyen, trên Flickr

Thật sự là khá hài lòng với em Humpert, chỉ có duy nhất 1 điều, là ẻm ko phải là titanium >.<. Mà xe mình thì gần full titanium rồi, chỉ còn ghidong với potang là chưa lên titan thôi. Với nghe bà con khen em Jones H bar này dữ lắm nên cũng ráng cắn răng làm 1 em về.

Em Jones này thật sự mình cũng ko hiểu vì sao ẻm đắt 1 cách vô lý như vậy. Bản bằng nhôm giá 120$ ( ở VN bán 3tr3 thì phải ), bản carbon giá 295$ và bản titanium giá 395$. Giá chua như giấm. Muh con mình ko phải là chính hãng Jones mà mình ra bản vẽ rồi đặt 1 xưởng chuyên làm titanium làm cho nên tính ra giá cũng chấp nhận dc. So sánh thì thấy gần như ko khác gì :D .

[IMG]DSC06020 by Nam Nguyen, trên Flickr

Mình wen dùng sừng trâu nên gắn thêm cặp sừng trâu Avenir, hên sao kiếm dc cặp này màu bạc luôn khá hợp với ghidong, mà lại cực nhẹ luôn.

[IMG]

theo quảng cáo thì em Jones nắm dc tổng cộng 4 tư thế, mình gắn thêm cái sừng trâu thành ra dc 5 tư thế. Mình đã test thử thì thấy chỉ cần dùng 3 tư thế là tư thế nắm cơ bản, tư thế dùng sừng trâu, và tư thế nắm phía trên núp gió là ok

Ưu điểm của Jones H Bar :

- Nhẹ: dĩ nhiên, titanium mà :D
- Rất cứng cáp và chắc chắn, hấp thu lực tốt
- Nhiều tư thế cầm nắm
- Gắn túi, gắn phụ kiện thoải mái, rộng rinh luôn
- Khá gọn gàng, nhìn vậy chứ khi lên xe thấy rất gọn, gọn hơn cả em Humpert
- Rất thích hợp cho bikepacking, mình đã thử nhét cái lều vô phía dưới cái ghidong thì thấy rất vừa vặn và thoải mái
- Gắn các loại grip thoải mái

Khuyến điểm :
- Dĩ nhiên, đó là đắt
- Gắn túi trước dễ bị xệ, do cái túi ko có điểm tựa vào potang, nhưng có thể khắc phục dễ dàng bằng 1 cái bát giá 10k

[IMG]14188690_10205869637615199_3256227746359262981_o (1) by Nam Nguyen, trên Flickr

do mới dùng dc có mấy ngày nên chưa phát hiện thêm dc khuyết điểm gì, tuần sau mình đi Cam Ranh sẽ test tiếp

 

Một số loại ghidong hỗn hợp khác :

[IMG]

H-Bar® Jones Cut

[IMG]

Jones Bend H-Bar

[IMG]

Tiitec J-bar

[IMG]
[IMG]

Casey’s Crazy Bar

Đặc điểm chung của các loại ghidong này là đều có nhiều tư thế cầm nắm, cũng như tay nắm hướng từ trong ra ngoài giúp cho tư thế nắm thoải mái hơn, và chung 1 cái nữa là đều giá trên trời

 

4. Dropbar

Thật sự là ở VN ít thấy ai đi touring xài dropbar mà toàn xài cánh bướm, còn tụi khoai Tây thì lại xài dropbar nhiều .

[IMG]

Dropbar là loại ghidong xe road hay sử dụng, với bộ chuyển dùng tay lắc

[IMG]
[IMG]

Một số xe touring setup với drop bar

[IMG]

Các tư thế nám của dropbar, rất nhiều, được 4 tư thế tất cả

Ưu điểm của dropbar :

- Nhiều tư thế cầm nắm
- Có khả năng núp gió rất tốt
- Có thể ngồi thẳng lưng hoặc cuối sát ghidong núp gió
- Được thiết kế để chạy với tốc độ cao ( road toàn dùng dropbar mà )
- Gọn gàng
- Có thể sử dụng kết hợp với tay lắc

Khuyết điểm của dropbar :
- Không thích hợp với những đoạn đường xấu, đoạn đường offroad do chiều dài khá hẹp, khả năng control ko tốt
- Độ dài khá ngắn nên khả năng gắn phụ kiện bị hạn chế
- Khó sử dụng hơn các loại ghidong khác ( mình đã thử dùng dropbar nhưng thấy không quen . Với khi đạp xe thì mình thích ngó xung quanh hơn là cúi mặt sát đường )
- Ko sử dụng dc các loại grip .