[Bảo trì] Khi nào cần bảo trì xe ? Những dụng cụ nào cần để bảo trì xe tại nhà và đem theo khi đi tour ? Những bước bảo trì xe đơn giản tại nhà

Bài viết được viết bởi Batshop, vui lòng ghi rõ nguồn khi share

Hôm nay mình sẽ bàn về 1 mục khá quan trọng khi sử dụng xe đạp, đó là bảo trì xe cũng như 1 số cách sửa xe đơn giản các bạn có thể tự làm tại nhà hoặc trên đường đi tour.

Lan man ngoài lề 1 tí . Mình có biết 1 bạn chủ 1 shop xe đạp tại Sài Gòn, bạn ấy rất đẹp trai, body 6 múi, 18cm, 30 phút ... à mà thôi lan man quá rồi. Bạn ấy rất hay đi tour và rất cẩn thận trong việc đem theo đồ đạc dự phòng cũng như luôn bảo trì xe kỹ càng trước khi đi tour xa. Nhưng tour vừa rồi của bạn ấy vào dịp 30.4 rồi đã phải kết thúc trong nước mắt chỉ vì bị đứt sên dọc đường. Dù bạn ấy có đem theo masterlink dự phòng lẫn tool cắt sên đầy đủ và nối sên lại như 1 vị thần, nhưng ai ngờ dc là khi sên đứt nó đã giật gãy bát cùi đề mà bạn ấy lại méo có đem bát cùi đề dự phòng theo, thế là ôm xe lên xe heo quay về dù chỉ còn cách mục tiêu là Huế có 200km :( .

Lí do bạn ấy bị đứt sên là do sên đã bị giãn nhưng ko kiểm tra thay sên trước khi đi, và tour đã kết thúc lãng xẹt chỉ vì như vậy. Chắc các bạn cũng biết bạn-đó-là-bạn-nào-đấy rồi phải ko @.@

Bị đứt sên giữa đèo, nối dc sên post khắp phậy búc khoe, ai ngờ đạp dc 1 đoạn mới phát hiện ra gãy cmn bát cùi đề @.@

Qua câu chuyện trên, 1 việc rất quan trọng cần làm đó là hãy thường xuyên kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng chiếc xe của bạn để nó luôn ở trạng thái tốt nhất. Bảo trì bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp tăng độ bền của xe cũng như độ an toàn cho chính bạn. NHiều bạn thường không để ý ( nhất là các bạn nữ ) đến những việc nho nhỏ như vệ sinh, châm nhớt xe, hoặc xiết lại ốc cho chặt vvv .. Mình từng hỏi 1 bạn nữ là lần cuối bạn ấy châm nhớt sên xe là khi nào thì bạn ấy thỏ thẻ bảo mua xe dc 2 năm chưa từng biết châm nhớt sên là gì @.@ 

I. Khi nào thì cần bảo trì, bảo dưỡng xe ?

Các bạn nào qua Batshop mua đồ thì hay thấy mình bóp bóp thử bánh xe, quay thử bánh, và sờ thử sên xem có bị khô ko. Đó là các bước kiểm tra nhanh xem bánh xe có bị mềm ko, thắng có bị cạ ko, sên có bị khô ko. Sau đây mình sẽ liệt kê ra các mốc thời gian cũng như các công việc cần làm khi bảo trì bảo dưỡng xe đơn giản và các bạn có thể tự làm tại nhà

1. Kiểm tra nhanh ( kiểm tra trước mỗi chuyến đi )
- Bóp thử xem bánh xe có mềm ko. Kỹ thì lấy bơm có đồng hồ đo áp suất ra đo. Nếu mềm thì  bơm theo thông số áp suất của bánh ( in trên vỏ bánh xe )
- Quay thử bánh trước và bánh sau xem có bị cạ bánh không, bánh có bị đảo ko. Nếu bị thì bạn theo dõi cách chỉnh ở phía dưới. Kiểm tra các ti bánh có siết chật không
- Kiểm tra sên xe có bị dơ hoặc bị khô không. Nếu khô thì châm thêm nhớt, nếu dơ thì vệ sinh sạch rồi châm nhớt
- Bóp thử thắng xem có ăn không, nếu thắng không ăn hoặc kêu xè xè có thể là do hết bố thắng
- Nếu xe có phuộc nhún thì nhún thử xem có mượt ko, nếu thiếu hơi ( phuộc bị mềm ) thì bơm thêm hơi
- Xoay thử cổ xe xem quay có mượt ko, có bị méo ghidong ko
- Nắn thử các căm xem có cây nào bị lỏng / giãn ko
- Kiểm tra lại các ốc gắn trên xe xem có lỏng ko, nhất là ốc ghidong, potang và baga
- Kiểm tra bộ truyền động ( tay bấm , sang dĩa, cùi đề, líp ) di chuyển có mượt và có lên được hết các líp / dĩa không
- Kiểm tra sên có giãn không bằng dụng cụ đo sên

2. Bảo dưỡng định kì

+ Sau 1 tháng hoặc 1000km đạp
- Rửa xe, vệ sinh sên, líp, dĩa , châm nhớt sên
- Kiểm tra, vệ sinh, bôi mỡ bò lại các dây đề, dây thắng ( nếu dùng thắng dây ) 
- Kiểm tra lại các bước ở bước 1

+ Sau 6 tháng hoặc 4-5 ngàn km ( cái này thì nên đem ra tiệm làm )
- Vệ sinh toàn bộ xe bao gồm : vệ sinh, tra mỡ bò lại các trục như BB, đùm, trục pedal, cốt yên, bố thắng, heo dầu, chén cổ vvvv
- Bảo trì phuộc nhún nếu xe có phuộc
- Thường đến mức này bạn sẽ cần phải thay sên, bố thắng do hao mòn. 2-3 lần thay sên thì sẽ phải thay líp và dĩa. Cũng sẽ phải thay dây đề, dây thắng do dây bắt đầu giãn 
- Kiểm tra vỏ xe, ruột xe. Nếu vỏ có dấu hiệu mòn hoặc nứt thì nên thay thế ( Tùy loại vỏ mà có khả năng sử dụng khác nhau, các loại vỏ mỏng, nhẹ, gai nhỏ thì thường mau mòn hơn )
- Kiểm tra lại các bước ở bước 1 .

II. Các tool cần thiết để bảo trì, sửa xe đơn giản :

Bạn chỉ cần những tool đơn giản để bảo trì, vệ sinh xe cũng như sửa xe dọc đường :
 

Trong hình là mục mình khoanh đỏ những dụng cụ mình đem theo để bảo trì, sửa xe dọc đường nếu có sự cố 

THường thì bạn sẽ cần 
- 1 bộ tool lục giác, trong đó 2 đầu phổ biến hay xài nhất là cho ốc M5 và M6 . Ngoài ra sẽ cần M3 hoặc M4 để mở ốc chỗ tay nắm và căn chỉnh ốc cùi đề
- 1 tuộc nơ vít bake ( ít xài , chủ yếu chỉnh ốc sang dĩa )
- 1 cây kềm ( để canh dây đề, dây thắng )
- 1 cây cờ lê 14-16 hoặc lục giác 8-10 để tháo pedal
- 1 bộ nạy vỏ
- 1 cái bơm, nếu ở nhà và nhiều xe thì mua bơm sàn bơm cho khỏe
- Dụng cụ để vệ sinh, rửa xe ( mua bộ chuyên dùng cũng dc, ko thì lấy miếng rửa chén của vợ và bàn chải đánh răng cũ cũng dc )
- Nhớt châm sên ( Cái này là bắt buộc, đừng sử dụng RP7 hay WD40 hay dùng nhớt xe máy để châm sên xe . 1 chai nhớt xe đạp loại rẻ nhất chĩ 150k xài cả năm ko hết, trong khi sử dụng những thứ trên bạn có thể làm hư sợi sên vài trăm k đến cả triệu )
- Mỡ bò

Đó là ở nhà, còn đi xa thì bạn nên đem theo :
- Bố thắng dự phòng
- Ruột dự phòng
- Masterlink dự phòng
- Vài mắt sên dư
- Vài con ốc M5-M6
- Bộ vá xe
- Tool mở masterlink và Tool cắt sên

III. Các bước vệ sinh, bảo trì, sửa xe đơn giản :

Do trình của shop rất gà và shop cũng lười nên mình sẽ sử dụng các clip hướng dẫn của ParkTool - 1 hãng chuyên sản xuất các dụng cụ bảo trì, sửa chửa xe để các bạn tham khảo nha .

1. Vệ sinh xe

- 1 lưu ý khi rửa xe, đó là các bạn chỉ nên xịt nước theo hướng từ trên xuống, tuyệt đối ko xịt ngang, vì các trục của xe đạp đều nằm theo phương ngang ( trục giữa , pedal, đùm ) . xịt ngang có thể làm nước lọt vào trong và làm hỏng các bạc đạn bên trong
- Dung dịch rửa xe : Nếu là xe carbon thì nên dùng dung dịch chuyên dụng chgo xe carbon vì các chất tầy rửa có thể làm ảnh hưởng đến sườn carbon. Còn nếu dùng sườn thường thì bạn có thể dùng xà bông hoặc dung dịch chuyên dùng. Dung dịch rửa xe chuyên dùng thì nó sẽ giúp bảo dưỡng lớp sơn bóng hơn và sạch hơn, ko bị vệt vệt sau khi rửa như dùng xà bông
- Dung dịch vệ sinh : Để làm sạch nhớt trên sên, líp, dĩa bạn có thể dùng dầu hôi hoặc các loại dung dịch tẩy nhớt sên chuyên dùng. Dùng dầu hôi thì rẻ nhưng nó hơi dơ và hôi
- Dụng cụ vệ sinh : tiết kiệm thì 1 cây bàn chải cũ + miếng rửa chén của vợ cũng xong. Còn có điều kiện thì mua các bộ tool chuyên dùng về xài, trong đó mình thấy tool vệ sinh sên là 1 thứ hợp lý vì nó vệ sinh sên rất sạch
- Rửa xe xong các bạn nhớ lau lau khô xe hoặc để xe ngoài nắng cho khô, nhất là với các xe sườn thép, sau đó bôi nhớt lại

Các dụng cụ trên đều đơn giản và có thể tìm mua ở bất cứ chỗ nào 

Hướng dẫn vệ sinh xe của ParkTool

2. Kiểm tra áp suất của vỏ, bơm bánh xe

- Bóp bóp thử bánh xem có mềm ko, hoặc kỹ thì lấy đồng hồ áp suất ra đo. Nếu thiếu hơi thì bạn bơm thêm theo áp suất in trên vỏ xe. Lưu ý nên bơm thấp hơn tầm vài PSI đừng bơm quá căng . Đã có 1 bạn-ai-cũng-biết-là-ai-đó bơm bánh max PSI sau đó quăng xe ngoài nắng và xe nó nổ banh ta long luôn đó

- Hiện nay có 2 loại đầu van : Van lớn ( Van Mỹ - van xe máy ) và van nhỏ ( Van Pháp - van xe đạp ) . Các loại bơm sàn đa số hỗ trợ bơm ko cần thay đầu bơm, 1 số dòng bơm tay đời mới của Giyo ( Có kí hiệu Clever Pupm ) cũng đã hỗ trợ bơm ko cần thay đầu ( Tức là van lớn van nhỏ gì đút vô cũng được hết ). Còn các dòng bơm ko hỗ trợ thì bạn sẽ phải thực hiện chuyển đầu van bơm 

Để chuyển đầu van bạn có thể xem clip sau . Rất dễ làm và đơn giản, đừng làm rớt mấy cục cao su ở trong là được

3. Cách tháo bánh :

- Má đường của mình vẫn không biết tháo / lắp bánh sau của xe đạp. Nên gửi má clip này :

Bạn sẽ thường phải tháo bánh để thay vỏ, ruột hoặc xếp lên xe đò. 1 số lưu ý khi tháo bánh là :
- Đối với bánh sau, trước khi tháo nên trả cùi đề ra ngoài thì dễ tháo hơn do ko kẹt cùi đề
- Sau khi tháo bánh thì ko được bóp thắng nếu là thắng dĩa, vì piston nó sẽ kẹp vào và ko nhả ra dc. Cách khắc phục là nhét 1 miếng bìa carton hoặc nhựa cứng vào giữa 2 bố thắng. Còn trong trường hợp lỡ bị kẹt rồi thì bạn có thể lấy vít dẹp nạy bố thắng ra ( chú ý không làm mẻ bố thắng )
- Nếu tháo bánh ra để vận chuyển xe thì nên trả cùi đề vào phía trong để tránh gãy cùi đề
- Lật ngược xe lại giúp dễ tháo / lắp bánh hơn
- Chú ý xiết chặt các ti và quay thử bánh xem có bị cạ không sau khi lắp bánh
- Tháo bánh ra thì nên vặn luôn cây ti vào bánh hoặc sườn cho khỏi mất. Mình đã biết 1 bạn-mà-ai-cũng-biết-là-bạn-nào-đó tháo bánh quăng lên xe ở Thành Bưởi Sài Gòn, lên đến Đà Lạt thì mới phát hiện bỏ quên lại cây ti ở đâu đó và ngồi ôm xe khóc cả buổi luôn

4.Thay ruột xe / Và ruột

- Sự có thường gặp nhất khi đi xa, đó là bể bánh, khi đó thì bạn sẽ phải thay / vá ruột xe
- Khi bể bánh thì mình khuyên bạn nên thay ruột dự phòng thay vì vá, vì các lí do sau :
+ Thay ruột nhanh hơn
+ Vá ruột mất thời gian và cũng hên xui. Để vá được ruột thì bạn cần xác định được lỗ thủng, xác định dc lỗ thủng thì bạn cần 1 chậu nước, điều này hơi bị khó nếu bạn đang đi dọc đường. Bạn cũng có thể xác định lỗ thủng bằng cách bơm căng bánh sau đó xịt nước từ bình nước vào ruột và xoay từ từ để tìm lỗ thủng ( lỗ thủng nó sẽ xì bong bóng ra ), tuy nhiên nó mất nhiều thời gian cũng như lỡ đang gần hết nước thì cũng ko làm dc . Ngoài ra vá bằng mấy miếng vá đó mình cũng ko tin tưởng cho lắm. Lỡ vá xong chạy 1 lúc nó lại xì thì mệt. Cứ thay ruột rồi đem cái ruột thủng đi kiếm chỗ nào vá xe nhờ vá lại là chắc nhất
+ Nhớ lấy tay kiểm tra phía trong vỏ để rút đinh / cành cây đâm vào trước khi vô ruột. Nên có 1 cái nhíp đem theo khi đi xa để rút đinh, mảng cây nhỏ ra khỏi vỏ, và để nhổ râu, lông nách nữa
+ Nhớ mua ruột đúng size, đúng loại với vỏ đang đi
+ Khi vào ruột nhớ chú ý đừng để bị kẹp ruột hoặc đẩy cây nạy vỏ vào quá sâu gây tét ruột
+ 1 số vỏ có talon rất cứng, 1 số thì lại mềm, có thể vào bằng tay được. Bạn nên đem cây nạy vỏ phù hợp với vỏ của mình. Vỏ cứng thì nên dùng cây nạy loại cứng, hoặc tốt nhất là nạy thép. Nạy thép xài là ngon nhất nếu bạn ko ngại trầy niềng vì nó vừa cứng vừa mỏng, dễ vào vỏ hơn là các loại nạy nhựa
+ Khi vào vỏ nhớ thực hiện bước nắn vỏ cho đều ( Bơm hơi mềm rồi lấy tay bóp vỏ qua lại, hoặc tưng xuống nền đất ). Vỏ vào không đều sẽ khiến bánh xe quay bị đảo

Hướng dẫn thay và và ruột của ParkTool

- Hiện này có 2 loại miếng vá ruột . 1 loại xài keo, và 1 loại không xài keo
- Loại không xài keo thì bạn chỉ cần làm sạch, chà nhám chỗ thủng, lột ra xong dán và miết mạnh lên là xong. Ưu điểm là nhanh, gọn nhưng nhược điểm là sau 1 thời gian nó sẽ bị khô keo và bung ra
- Loại xài keo thì có chai keo kèm theo, bạn sẽ cần thời gian chờ cho keo khô, nó hơi lỉnh kỉnh và mắc công, nhưng nó bền hơn loại ko dùng keo kia

5. Tháo mắt sên, nối mắt sên, sử dụng masterlink

- Đứt sên cũng thường gặp khi đi xa. Khi bị đứt sên thì bạn phải tháo bỏ mắt sên hỏng đi, sau đó nối lại, có thể nối bằng  1 mắt sên hoặc dùng masterlink. Tuy nhiên mình khuyên các bạn nên dùng masterlink vì nó dễ làm và nhanh
- Để làm những việc trên thì bạn cần :
+ Tool cắt sên
+ Tool mở masterlink
+ Masterlink dự phòng

Bạn có thể xem clip hướng dẫn cắt sên, nối sên của ParkTool
 


Lưu ý : Phải mua đúng masterlink cho sên bạn đang đi. Sên 12 thì mua masterlink cho sên 12, sên 10 thì mua masterlink cho sên 10k. Ko dùng chung được nha


Hướng dẫn thay masterlink

6. Thay bố thắng, cân chỉnh thắng , xử lý khi thắng bị kêu

- Với những chuyến đi xa và đường đèo dốc nhiều thì các bạn nên đem theo bố thắng dự phòng. Lưu ý : mỗi loại thắng có 1 loại bố thắng riêng, bạn phải đem theo đúng bố thắng thì mới thay được

+ Cách xử lý khi bố thắng bị kêu
- Đối với thắng V thì các bạn vệ sinh sạch phần niềng xe tiếp xúc với gôm thắng ( có thể do chạy lâu gôm nó ra nhựa bám vào niềng, hoặc chạy qua các vũng nước dơ có dầu mỡ bám vào ) sau đó lau sạch bề mặt gôm và gắn lại

Đối với thắng dĩa : các bạn cũng vệ sinh sạch bề mặt dĩa thắng. Sau đó tháo bố thắng dĩa ra ( tháo 2 ốc con heo dầu rút con heo ra, sau đó rút miếng fe chặn bố thắng ra rồi rút bố thắng ra , 1 số thắng thiết kế có thể rút bố mà ko cần tháo heo )

Sau đó bạn lấy giấy nhám mịn đánh sạch 2 bề mặt bố, rửa lại bằng nước sạch rồi gắn vào lại. Nhớ gắn cái fe vào lại và bẻ góc lên chứ ko đang chạy nó rớt bố là đập mặt xây lại luôn đó 
Lưu ý là tuyệt đối ko để mặt bố thắng tiếp xúc với nhớt vì nó sẽ làm chai bố, thắng ko ăn nữa. 

Đó là cách khắc phục bóp thắng kêu éc éc. Còn chạy mà kêu xè xè thì có thể là do cạ bố thắng / hết bố thắng .
Nếu chạy mà nghe tiếng kêu xè xè thì bạn dựng xe lên và quay bánh xem có mượt ko, nếu ko thì là do cạ bố thắng.
Cạ bố có 2 trường hợp, 1 là do heo bị lệch, cái này chỉnh dễ, còn 2 là do cong dĩa, ca này khó. Lời khuyên là nên thay dĩa, chứ ngồi nắn nắn là lợn què thành lợn toi luôn .

Để kiểm tra xe có bị cong dĩa không thì bạn quay bánh xe và nhìn xem dĩa có đảo ko. Hoặc nghe tiếng xè, nếu cứ đúng 1 vòng nó lập lại thì có thể là do dĩa cong. Nếu cong dĩa thì thôi bỏ qua, thật ra có cái tool nắn dĩa, nhưng mà khó lắm, bỏ đi .

Còn nếu do heo lệch, thì cách khắc phục dễ hơn. Đầu tiên bạn xả nhẹ 2 con ốc bắt heo vào cầu thắng sao cho con heo có thể di chuyển dc, sau đó bóp cứng thắng rồi xiết ốc chặt lại. Cách xiết là xiết đều cả 2 ốc ( mỗi ốc nửa vòng ) cho đến khi chặt rồi thả tay thắng ra quay thử bánh, nếu hết cạ thì ok, còn ko hết thì thôi mình cũng k biết

 

Clip hướng dẫn thay bố thắng gôm của Parktool

Clip hướng dẫn thay bố thắng dĩa của Parktool

Bình luận

Susanne 10/05/2024

Yes! Finally something about holiday.

My webpage; https://61c5af7D884d8.Site123.me/

Heather 24/02/2024

Remarkable! Its actually awesome piece of writing, I have
got much clear idea on the topic of from this article.


Visit my webpage :: https://mostbetcasino.Blogspot.com/2021/10/explore-basics-of-gambling.html