Cùng tìm hiểu về các loại thông số vỏ xe đạp

Cùng tìm hiểu về các loại thông số vỏ xe đạp

Hôm nay mình xin chia sẻ kinh nghiệm của mình về các loại vỏ xe đạp, cũng như ý nghĩa của các loại thông số trên vỏ xe .

Cùng với thắng xe, vỏ xe là 1 thành phần rất quan trọng ảnh hưởng đến sự an toàn của 1 chiếc xe đạp, cũng như cảm nhận đạp. 1 chiếc xe dùng thắng xịn, thắng phát ăn ngay, nhưng vỏ trơn, ko bám đường cũng vẫn nguy hiểm, hoặc 1 chiếc xe đùm xịn, bánh xịn, group xịn, cái quần gì cũng xịn, nhưng nhảy lên đạp lại thấy nặng trịch, thì đó là do đang dùng cặp vỏ gai lớn đi cho địa hình nên nó sẽ nặng hơn các loại vỏ trơn đi cho đường nhựa, rồi tại sao xe mình đi cứ ăn đinh riết, còn xe thằng kia lại chả thấy dính đinh bao giờ, thì có thể là do ăn ở sao đó bị ghét, nhưng cũng có thể là do cặp vỏ của xe bạn .

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về các thông số thường in trên vỏ xe . Thường sẽ có 2 quy chuẩn thông dụng là tính theo inch ( hệ Mỹ ) và mm ( hệ Châu Âu )

 1 by Nam Nguyen, on Flickr

Đây là thông số thông dụng của dòng MTB . Nó sẽ thường là 26 / 27.5 /29 kèm theo 2-3 số đằng sau như 1.75 / 2.0 / 2.25 vvv . Trong đó như trong hình là 26 x 2.8 có nghĩa là vỏ này dùng cho bánh có đường kính 26 inch và có bề ngang là 2.8 inch . 35 PSI ( hoặc Bar ) là áp suất bơm tối đa dành cho vỏ này . 120 TPI là Thread Per Inch là mật độ sợi dệt / inch của vỏ này . 3C / Max Terra / EXO là các công nghệ riêng của từng hãng . Như vỏ trong hình thì là của Maxxis ( Các chỉ số này mình sẽ nói riêng ở 1 bài khác )

 Maxxis Rambler 40c gravel tire review. © Cyclocross Magazine by Nam Nguyen, on Flickr

Đây là thông số thông dụng của dòng bánh road / city / gravel. Như thông tin in trên vỏ là 700 x 40c có nghĩa là vỏ này dùng cho bánh có đường kính là 700mm và có bề ngang là 40mm . 120 PSI là áp suất bơm tối đa dành cho vỏ này .

Vì đường kính bánh xe là cố định, bạn ko thể đem vỏ 26 gắn cho vỏ 29 và ngược lại, nên khi mua vỏ cái bạn cần quan tâm là : bề ngang hông vỏ / gai vỏ / các công nghệ của vỏ

 6 by Nam Nguyen, on Flickr

Các bạn có thể thấy từ trái sang phải thì kích thước hông vỏ giảm dần cũng như gai vỏ mịn hơn, vậy thì chọn loại nào cho phù hợp với nhu cầu của bạn ?

 3 by Nam Nguyen, on Flickr

Đây là con Scott mình đang đi vỏ 29 2.25 , gai lớn vì dạo này thích khổ dâm mấy cung rừng núi

 4 by Nam Nguyen, on Flickr

Còn đây là con Tutubi sườn sắt, mình đi vỏ 27.5 2.9 cũng gai lớn

 DSC03105 by Nam Nguyen, on Flickr

Còn đây là con Motobecane , mình đi vỏ 27.5 2.25 , con này gai cũng lớn nhưng nhuyễn, phù hợp để đi đường offroad nhẹ và đường trường, còn đường offroad nặng và trơn thì khá nguy hiểm

Khi chọn vỏ xe thì bạn cần lưu ý là sườn, phuộc mình có thể đi được vỏ có bề ngang tối đa là bao nhiêu, thường thông số đó có thể tìm trên bảng chart của hãng, hoặc đơn giản là lấy thước đo. VD xe bạn đang đi vỏ 700x28c , nếu bánh còn cách hông sườn mỗi bên trên 4-5mm thì có thể lên dc 700x32 . Và thứ 2 là cái niềng bạn đang có thể lên dc vỏ tối đa bao nhiêu

Tùy vào mỗi dòng xe mà sẽ có bề rộng hông vỏ thích hợp :
MTB thường đi từ 2.0 đến 2.5 , tùy dòng xe có thể lên đến 2.8 2.9 như con Tutubi của mình . do đặc trưng của MTB là cần bám đường tốt, gai lớn, bền bỉ
Fatbike thì đi bánh 4.0 trở lên đến 5.0 cũng có . Fatbike là loại xe bọn tây chuyên dùng để đạp trên cát và tuyết nên cần bánh lớn để ko bị lún. Fatbike đi offroad cũng ổn lắm nếu đổ dốc, còn leo dốc thì thôi ...
City / Touring thường đi từ 1.5 đến 1.75 hoặc 2.0 . Nếu là mm thì thường là 28-38cc .
Road thì thường chỉ đi 23-25 hoặc cao lắm là 28c để giảm tối đa diện tích tiếp xúc với mặt đường , giảm ma sát

 15 by Nam Nguyen, on Flickr
Fatbike , đạp giảm cân tốt lắm

Sau bề ngang của vỏ thì cái bạn cần quan tâm là gai vỏ .
Gai vỏ to, gai tách rời ( hay còn gọi là gai mãng cầu ) thì bám đường tốt hơn gai nhuyễn, gai liền. Bù lại đạp cũng nặng hơn, đổ dốc thì nó kêu rào rào như xe máy cày, đi đường sình thì nó bắn đầy vào mặt thằng đi sau nên dễ ăn xiên

Gai láng, gai nhuyễn thì đạp nhẹ hơn, trớn hơn, nhưng ko bám đường tốt bằng gai to
Ngoài ra còn có cả loại bánh trọc, là ko có gai luôn

 8 by Nam Nguyen, on Flickr

Đây là gai của con Marathon Plus MTB 27.5 2.25 mà mình đang gắn trên con Motobecane . Tuy cũng là 2.25 nhưng nó đi rất nhẹ và trớn, vì gai nó là gai liền 1 hàng ở giữa nên khi chạy đường nhựa thì diện tích tiếp xúc vẫn ít . Tuy nhiên 2 bên nó vẫn có các gai lớn để hỗ trợ khi đi offroad, nhưng dĩ nhiên ko thể ngon bằng bọn vỏ chuyên MTB gai lớn

 7 by Nam Nguyen, on Flickr

1 ví dụ khác là con Big Ben cũng 2.0 nhưng gai láng o, vỏ này xưa mình có gắn trên con Lefty, chạy trớn vãi và đi offroad thì té cũng đau vãi

 DSC05790 by Nam Nguyen, on Flickr

Cái thời ngây ngô mới đạp xe, lấy con gai láng đi offroad, nghĩ lại thấy ngu vãi ra :(

 9 by Nam Nguyen, on Flickr

Còn đây là con Rocket Ron mình đang đi trên chiếc Scott, cũng cùng là bề ngang 2.25 như con Marathon , nhưng gai lớn nên nó đi offroad tốt hơn hẳn, bù lại thì đạp đường nhựa thì nó nặng và lì hơn con kia

 20170531_075743 by Nam Nguyen, on Flickr

Mấy con gai mãng cầu như con Maxxis này thì đạp nặng thôi rồi luôn

Gai vỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bám đường / độ trớn khi bạn đạp. Nếu chỉ đi trong thành phố, đường nhựa là chủ yếu thì bạn có thể chọn các dòng vỏ có gai nhuyễn, nhỏ đạp cho nhẹ, đỡ mất sức. Còn đã đi offroad thì phải đi vỏ gai lớn

 10 by Nam Nguyen, on Flickr
1 số gai vỏ MTB

 11 by Nam Nguyen, on Flickr
1 số gai dành cho touring / city

Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu đến các loại công nghệ bổ sung cho các loại vỏ :

1. Vỏ talon gấp dc ( Foldable ) và vỏ talon ko gấp dc .

 4 by Nam Nguyen, on Flickr

Khi đi mua vỏ thì bạn sẽ thấy số loại vỏ dc gấp xếp lại gọn, bỏ trong hộp, còn 1 số loại vỏ thì nó nằm nguyên trạng to đùng, khi ship hàng thì phải bỏ bao tải nhìn loằng ngoằng ( có shipper qua shop mình lấy hàng hỏi ủa anh ship rắn hả anh ??? ). Sự khác biệt là vỏ talon cứng thì nó dùng các sợi cao su chịu lực để đan thành talon vỏ, còn vỏ talon gấp thì talon nó dùng sợi Kelva để đan talon nên có dc 2 ưu điểm là nhẹ hơn và gọn hơn, dĩ nhiên là cũng mắc hơn vỏ talon cứng

2. Vỏ ko ruột ( Tubeless ) . Các vỏ này thường sẽ có kí hiệu là TR ( Tubeless Ready )
Vỏ này sẽ ko cần dùng ruột, nhưng bạn sẽ cần phải có niềng kèm theo có hỗ trợ tubeless thì mới sử dụng dc .

 12 by Nam Nguyen, on Flickr
Cấu tạo của vỏ + niềng tubeless

Con Scott mình đang đi đi dc tubeless, nhưng mình vẫn bỏ ruột vô xài. Vì ưu điểm của tubeless, theo mình thấy, chỉ là giảm tải dc 2 cái ruột ( khoảng 300gram ). Còn lại thì đang đi tour mà ăn đinh vô vỏ tubeless thì ăn cám, vì có ruột còn thay hay vá dc, vỏ tubeless thì vá mần răng .

3. Chống đinh
Đây là công nghệ mình thấy thiết thực nhất , méo gì điên hơn đang đạp bon bon thì xiiiii , xẹp bánh. lui cui lôi bơm lôi nạy ra ngồi thay ruột ra vá. Điên hơn nữa là con vỏ mình đang đi là vỏ tubeless nên nó cực kì khó nạy ra cũng như nạy vô. Mà con Rocket Ron mình đang đi thì ko có chống đinh nên đi 1 năm cũng bể chắc 5 6 lần rồi, trong khi trước đi con Marathon MTB đi 4 năm thủng bánh đúng 1 lần duy nhất .

 13 by Nam Nguyen, on Flickr
Công nghệ chống đinh của Schwable, gọi là SmartGuard

 14 by Nam Nguyen, on Flickr
Công nghệ chống đinh của Maxxis, gọi là EVO . Để cuối năm có thưởng mình đổi con Maxxis Minion có EVO xài thử xem sao, quá chán nản với cảnh ngồi thay ruột cho con Rocket Ron rồi

Trên là cơ bản những gì mình biết về vỏ ruột, sau này biết gì thêm thì update ...

À nói thêm 1 cái liên quan là ruột cho từng loại xe .
Ruột thì nó cũng sẽ có kích thước tương ứng cho từng xe

 17 by Nam Nguyen, on Flickr

Ví dụ như thông số trên thì ruột này dùng cho bánh 26 inch , dùng cho các vỏ có bề ngang từ 1.9 đến 2.25 và xài van Presta , chiều dài van là 48mm .

Khi mua ruột thì bạn cần lưu ý mua loại ruột tương thích với : Đường kính bánh xe + bề ngang của vỏ + loại van niềng bạn đang xài + chiều dài van

 16 by Nam Nguyen, on Flickr

Van của ruột xe đạp hiện có 2 loại van chính là Presta hay còn gọi là van hạt gạo / van Pháp và van Schrader hay còn gọi là van xe máy / Van Mỹ . Mua lộn là nhét vô ko dc đâu