[Dịch] Nên dùng bộ truyền động 1x12, 2x11 hay 3x10 cho Touring và Bikepacking ?

Nguồn : https://www.cyclingabout.com/1x-2x-3x-drivetrain-for-touring-bikepacking/

1 câu hỏi mình hay gặp của các bạn hỏi về chọn bộ group là nên đi 3x10 hay 2x11 hay 1x12 . Mình cũng đã trải nghiệm qua cả 3 loại này : Đầu tiên là Deore M610 3x10 , sau đó là XT M8000 2x11 và SRAM GX 1x12 . Hiện mình đang chạy 2x11 cho con titan 27.5 và 1x12 cho con Scott 29 thì theo đánh giá cá nhân của mình là 2x11 hợp cho touring và 1x12 hợp cho bikepacking . Nhưng để kiến thức dc chính xác hơn thì mình sẽ dịch lại bài từ CyclingAbout và bổ sung thêm các kinh nghiệm của mình khi dùng 2 bộ group này 

So sánh giữa 3 bộ truyền động 3x10 , 2x11 và 1x12 :

1. Lực cản khi đạp : ( có thể hiểu là hiệu suất bị suy giảm )

VeloNew đã thử nghiệm test trong phòng Lab và kết luận rằng : Bộ truyền động 2x đạt hiệu suất tốt nhất trên tất cả các bước răng ( hiệu suất truyền động 96,2% so với 95,1% của 1x )

Lí do chính của việc này là do sợi sên của bộ group 1x12 sẽ bị chéo góc nhiều hơn sợi sên của bộ 2x11 , do đó dẫn đến sên bị ma sát nhiều hơn. Ngoài ra bộ 1x12 còn sử dụng dĩa nhỏ hơn, do đó số lần mắt sên tiếp xúc với dĩa cũng lớn hơn ( ( số lần sên tương tác với dĩa trong 1 phút ), cũng làm tăng ma sát và giảm hiệu suất . Ngoài ra khi sử dụng ở những líp lớn nhất thì sợi sên của bộ 1x12 cũng bị căng hơn bộ 2x11 nên cũng làm tăng ma sát .

Kết quả là hiệu suất giảm trung bình khoảng 1% nhưng lên đến 1.5 - 2.5% ở 3 líp to nhất .

Ngoài ra cũng có dữ liệu cho rằng : Hiệu suất truyền động của sên  SRAM kém hơn sên Shimano khoảng 0.7% 

 

 

Kết luận : Bộ 3x và 2x win 
Đánh giá cá nhân : 2% hiệu suất có lẽ không đáng cho dân touring quan tâm lắm . Nhưng thật sự thì mình thấy bộ M8000 chạy mượt hơn Sram GX, mà cũng có thể là do bộ GX của mình nó như bòi do ko phải là full GX mà ghép tè le )

2. Gear Steps ( có thể hiểu là tốc độ thay đổi giữa các lần chuyển số )

Cadence là số tua chân của bạn trong 1 phút. Cũng giống như động cơ xe hơi, bạn sẽ có 1 phạm vi RPM ( Round per Min ) lý tưởng để đạp, của tôi là khoảng 80-90 RPM .

Trong điều kiện lý tưởng, cadence của chúng ta sẽ ko thay đổi khi chúng ta tăng tốc, nhưng điều này không thể xảy ra trên 1 chiếc xe đạp với các bánh răng. Do đó, điều tốt nhất khi chuyển số là sự thay đổi độ nặng / nhẹ là tối thiểu, để chúng ta vẫn có thể duy trì dc cadence tối ưu của mình lâu hơn. Chúng ta có thể làm dc điều này nếu tỉ lệ phần trăm thay đổi mỗi khi chuyển số thấp hơn ( ở đây là chuyển líp trên cùng 1 dĩa )

Các bước tỷ lệ phần trăm trung bình khi chuyển líp :
10-52t SRAM 12 tốc độ - 15%
10-51t Shimano 12 tốc độ - 14,7%
11-42t Shimano 10 tốc độ - 14,5%
10-45t Shimano 12 tốc độ - 13,6%
11-42t Shimano 11 tốc độ - 13%
11-36t Shimano 10 tốc độ - 12,7%

Hầu hết các bước răng của Touring và Bikepacking groupset nằm trong khoảng 13-15% . Bạn sẽ không nhận ra sự khác biệt giữa líp 11-36 và 11-42

Nói ra thì hơi trừu tượng nên tôi sẽ thể hiện qua 1 biểu đồ :

2 biểu đồ này thể hiện phạm vi tốc độ cho từng líp với RPM được chọn ( 79-190 RPM )
Trong RPM tối ưu của tôi, chuyển số trên bộ 1x12 sẽ làm chậm 13RPM . TRong khi đó bộ 2x11 và 3x10 sẽ chậm 11RPM, do đó tôi có thể duy trì RPM tối ưu của mình lâu hơn .

Kết luận : 2x và 3x win
Đánh giá cá nhân : Confirm, với bộ 2x thì tỉ số truyền dc chia đều hơn, do đó khi chuyển số lực chân sẽ không thay đổi nhiều như khi dùng 1x .

3. Gear Range ( có thể hiểu là độ chênh lệch tốc độ giữa tỉ số truyền nhỏ nhất và tỉ số truyền lớn nhất )

Phạm vi tốc độ của xe bạn, được đo bằng %, thể hiện tốc độ nhỏ nhất và tốc độ lớn nhất xe bạn có thể đạt được

Trước đây phạm vi tốc độ của bộ group 1x12 bị giới hạn ở 420%, tuy nhiên hiện nay thì công nghệ đã được nâng cấp và không còn có sự khác biệt quá nhiều giữa các bộ group.

Phạm vi tốc độ của các bộ group :

623% - Shimano XT 2X12
604% - Shimano XT 3X10
529% - Shimano Deore 2X11
520% - SRAM GX 1X12
510% - Shimano XT 1X12

Cách để test là đo tốc độ lớn nhất mà từng bộ truyền động có thể đạt được. Trong ví dụ trên thì bộ 1x12 lên được 47-48kmh ở dĩa lớn nhất ( líp nhỏ nhất ) trong khi bộ 2x và 3x có thể lên được cao hơn 15-20% . Ở mức 56-57kmh

Kết luận : 2x và 3x win
Đánh giá cá nhân : Confirm, Dĩ nhiên bộ 2x và 3x với dải tỉ số truyền rộng hơn sẽ cho được tốc độ cao hơn. Nhưng mình nghĩ touring thì ko phải đua bơi. Bộ SRAM 1x mình đang đi dĩa 32 và líp 9-50 thì tốc độ tối đa chạy dc tầm 35kmh, còn tàn tàn chỉ 25-30kmh. Đi tour xa thì mình thấy 20-25kmh là tốc độ hợp lý và vừa sức. Còn lên dc 3x thì chỉ khi nào thuận gió hoặc núp gió mới chạy dc .

4. Trọng lượng 

The 2021 Kona Sutra uses a Shimano Deore 3X10 drivetrain.

SRAM Force 1X – 1947g – Crankset (761g), shifter (153g), derailleur (261g), cassette (366g), chain (256g), cables (150g)
SRAM GX 1X – 1973g – Crankset (703g), shifter (122g), derailleur (290g), cassette (450g), chain (258g), cables (150g)
SRAM NX 1X – 2281g – Crankset (787g), shifter (112g), derailleur (339g), cassette (615g), chain (278g), cables (150g)
Shimano Ultegra 2X – 2338g – Crankset (756g), shifters (438g), derailleurs (302g), cassette (335g), chain (257g), cables (250g)
Shimano SLX 2X – 2400g – Crankset (822g), shifters (246g), derailleurs (456g), cassette (369g), chain (257g), cables (250g)
Shimano Deore 3X – 2423g – Crankset (930g), shifters (178g), derailleurs (448g), cassette (360g), chain (257g), cables (250g)

Dĩ nhiên là bộ group 1x sẽ nhẹ hơn bộ 2x và 3x. So sánh ở cùng mức giá tương đương thì bộ 1x sẽ nhẹ hơn 2x khoảng 15-20% . Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2x và 3x thì không đáng kể .

Kết luận : 1x win
Đánh giá cá nhân : Với việc bỏ được : tay bấm dĩa, sang dĩa, 2 dĩa thì rõ ràng là 1x sẽ tiết kiệm dc khá nhiều trọng lượng. Chưa kể nhìn xe sẽ gọn gàng và đẹp hơn vì bỏ hẳn dc 1 bên tay bấm và dây .

5. Tính khả dụng và khả năng tương thích

Vì tôi hay đạp xa bằng xe đạp nên tính khả dụng và khả năng tương thích của bộ group là 1 điều rất quan trọng đối với tôi.

Bạn có thể dễ dàng tìm được phụ tùng thay thế cho các bộ group 11 và 10 tốc ở bất kì cửa hàng xe đạp nào. Trong khi đó bộ 12s thì khó tìm hơn, nhất là ở những quốc gia có thu nhập thấp.

Trong khi người dùng các bộ group 8-9-10-11 có thể dễ dàng mix các phụ tùng rời của nhiều hãng với nhau, thì bộ 12s của SRam sử dụng bánh xe đề loại lớn không tương thích với các chuẩn phổ thông, và bộ group Shimano 12s chỉ hoạt động tốt với phụ tùng của nó, điều này sẽ khiến bạn khó khăn khi tìm phụ tùng thay thế .

Kết luận : 2x và 3x win
Đánh giá cá nhân : Confirm . Các dòng 10s trở xuống ở VN khá dễ tìm phụ tùng thay thế. Hiện nay dòng 11 cũng bắt đầu phổ thông ( ở SG hoặc HN thôi ), còn 12s như con Scott mình đang đi thì phụ tùng thay thế tìm khá mệt. Đi tỉnh mà bị sự cố thì chỉ có nhờ ship từ SG lên thôi chứ tìm đỏ mắt cũng ko có phụ tùng thay thế .

6. Độ bền của sên 

Có 1 quan niệm sai lầm răng : Các loại sên trên bộ group 1x12 thường không bền bằng các dòng sên 11 và 10, do sợi sên hẹp và mỏng hơn. Zero Friction Cycling đã thực hiện nhiều bài test và kết luận rằng sên 12s là dòng sên bền nhất từng được sản xuất nhờ vào những tiến bộ trong xử lý vật liệu, làm cứng kim loại cũng như kỹ thuật mạ và xử lý lớp phủ .

Hơn 30 dòng sên đã dc Zero Friction Cycling test trên máy smart rulo với chế độ công suất 250watt và 90 RPM. Tất cả các sợi sên đều được bôi nhớt đầy đủ và thử trong môi trường giả lập thực tế ô nhiễm . Thử nghiệm được ngừng khi sợi sên giãn quá 0.5% độ dài mắt sên. Đây là thời điểm sên bắt đầu gây ảnh hưởng đến líp và dĩa ( tăng độ mài mòi răng líp, dĩa )

Ở bài test này, sên 12s chất lượng cao bắt đầu giãn ở 4000-6800km. Còn sên 11s là khoảng 3000km

Với các sên 8,9 và 10. Độ giãn sên dc tính từ 0.75% , và do mức độ ảnh hưởng của sên lên líp và dĩa là tương đối, nên chúng tôi + thêm 20% quãng đường cho biểu đồ trên, có nghĩa là sên 10 Ultegra sẽ bắt đầu giãn ở khoảng 3000km và Ultegra 9 là 2500km

Các con số nhìn có vẻ thấp vì môi trường test được giả lập là ô nhiễm và bụi bẩn. Các bạn có thể kéo dài tuổi thọ sên bằng cách luôn vệ sinh sên sạch và sử dụng các loại nhớt châm sên có dạng wax 

Kết luận : 1x win
Đánh giá cá nhân : Cái này thì mình không đồng ý, vì nếu so sánh thì phải so sánh ở cùng mức giá. Confirm là xưa mình chạy sên Shimano 11s thì tầm khoảng 3000-3500 km là sên đã bắt đầu giãn. Còn con Scott đang chạy SRAM Eagle 12s thì đúng là bền thật, hơn 4000km rồi nhưng giá con SRAM giá gấp 2 con Shimano thì tính ra xài Shimao vẫn lợi hơn về kinh tế 

7. Giá 

Theo Zero Friction Cycling, sau khi thay 3 lần sên thì bạn nên thay líp, tối đa là 6 lần thay sên thì phải thay líp. Bằng cách đánh giá độ giãn của sên là 0.5 ( đối với 11 và 12 ) và 0/75 ( đối với 9 và 10 ), chúng ta sẽ tính ra chi phí cho việc sử dụng bộ group như sau :

Chi phí cho 30.000 đạp :

1X12 SRAM X01 – 5 sợi sên $300, 2 bộ líp $770, 1 dĩa $69 = $1139
1X12 SRAM NX – 13 sợi sên $338, 4 bộ líp $400, 2 dĩa $36 = $774
2X11 Shimano SLX – 12 sợi sên $360, 4 bộ líp $248, 2 dĩa sets $108 = $716
3X10 Shimano Deore – 9 sợi sên $288, 3 bộ líp $153, 2 bộ dĩa $110 – $551
3X9 Shimano Alivio – 12 sợi sên $300, 4 bộ líp $108, 2 bộ dĩa $110 – $518

Kết luận : 2x và 3x win
Đánh giá cá nhân : Confirm, dĩ nhiên là phụ tùng thay thế cũng như bộ group của các dòng 3x và 2x rẻ hơn bọn 1x

8. Dễ sử dụng 

Đối với người mới bắt đầu, bộ group 1x là dễ sử dụng nhất : Muốn đạp nhanh : về líp nhỏ, muốn đạp nhẹ : lên líp lớn .
Trong khi đó đối với bộ 2x và 3x, nó sẽ mất thời gian hơn. Ngoài ra bạn cũng phải nhớ đi cho đúng líp và dĩa để tránh bị chéo sên .

Và thêm vào đó là càng ít chi tiết thì càng dễ bảo trì, với ít thành phần cấu thành bộ group hơn, rõ ràng 1x là người chiến thắng .

Kết luận : 1x win
Đánh giá cá nhân : Confirm, đi 1X rất khỏe, ko cần phải suy nghĩ. Hồi đi 2x 3x nhất là mất lúc trời tối ko thấy đường thì mình cứ phải mò mẫm xem đang đi dĩa nào để trả líp để tránh bị chéo sên. Chưa kể lên trả líp ở 1x thì cứ bặc bặc, còn 2x 3x thì còn phải trả thêm dĩa nữa .

9. Độ hở của vỏ xe / sườn và độ dài của gióng sau ( chainstay )

Sơ đồ cho thấy sự ảnh hưởng của giò 2/3 dĩa đến bánh xe

Đây là lí do đa số các dòng sườn MTB đời mới đều thiết kế để đi 1 dĩa .
Như bạn thấy, nếu giò đi 2 hoặc 3 dĩa thì sẽ cạ vào bánh sau, do đó không thể đi dc các dòng vỏ lớn. Để không cạ bánh thì bắt buộc phải làm gióng sau dài, tuy nhiên đặc thù của dòng MTB là cần gióng sau ngắn, giúp dễ vượt qua chướng ngại vật, cũng như cảm giác đạp bốc hơn .

Ngoài ra vị trí trục giữa cũng như hình dạng ống sườn sẽ bị giới hạn bởi sang dĩa, do đó việc bộ group 1x bỏ hoàn toàn sang dĩa sẽ khắc phục được nhược điểm này, đó là lí do tại sao tất cả các khung sườn MTB đời mới đều thiết kế để đi 1 dĩa

Kết luận : 1x win
Đánh giá cá nhân : Confirm. cái này ko có gì phải bàn cãi nữa .

Vậy ai là kẻ chiến thắng ?
Trong bảng sao sánh này, bộ group 2x và 3x dc 5 điểm, trong khi 1x được 4 điểm
Tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối, bạn phải lựa chọn bộ group phù hợp với cung đường và chiếc xe của bạn.
Ngôi sao mới nổi : bộ group 1x, chắc chắn là thân thiện với người dùng và độ bền của sợi sên 12x là đáng kinh ngạc. Đối với những người chạy cung đường đồi núi, 1x đem lại nhiều ưu diểm tuyệt đối .

Còn với những người chạy đường trường, bộ group 2x và 3x vẫn là 1 lựa chọn hợp lý, với dải tỉ số truyền rộng, và sự chênh lệch cadence giữa các lần chuyển số thấp .

Đánh giá cá nhân :

- Dĩ nhiên không có gì là tuyệt đối, bộ group 1X sẽ phù hợp với những cung đường offroad dành cho MTB và bộ group 2X sẽ phù hợp cho onroad dành cho touring. Mình đang có cả 2 chiếc chạy 2 dòng groupset này và tùy cung đường mình sẽ lấy chiếc xe phù hợp để chạy.

Còn nếu trong trường hợp chỉ có 1 chiếc xe duy nhất thì nên chọn bộ group nào ? Nếu là mình, mình sẽ chọn 1X, vì những ưu điểm nó đem lại nhiều hơn khuyết điểm :
- Sở thích của mình là đi đường offroad, do đó 1X là sự lựa chọn duy nhất. 2X mà đi offroad thì sẽ không trả líp nhanh được như 2X, chưa kể rất dễ dẫn đến tuột sên, đứt sên do trả dĩa không kịp .
- Với tốc độ max mình chạy tầm 30kmh thì 1X hoàn toàn đủ cho mình chạy
- Xe nhẹ hơn, gọn gàng hơn, ngầu hơn
- Cái duy nhất mình oải ở 1X là giá phụ tùng mắc như thú :(