[Bánh xe] Tube vs Tubeless - Ưu và nhược điểm. Nên dùng loại nào khi nào ?

Bài viết được viết bởi Batshop, vui lòng ghi rõ nguồn khi share

Hôm nay mình sẽ phân tích ưu và nhược điểm của 2 loại vỏ xe là Tube ( dùng ruột ) và Tubeless ( Không ruột ) và giải thích vì sao xe mình có thể đi được vỏ không ruột ( Tubeless Ready ) nhưng mình vẫn bỏ ruột vào xài .

I. Tubeless ( Vỏ không ruột là gì )

- Không như xe hơi và xe máy ở VN đa số đều đã sử dụng tubeless, tubeless trong xe đạp vẫn chưa phổ biến lắm. Mình đã gặp trường hợp nhiều bạn khách hàng mua vỏ tubeless bên mình xong về mới biết là còn cần phải đủ thứ món mới xài dc nên nản quá lại bỏ ruột vào xài cho nhanh ( bản thân mình cũng vậy ).

- Tubeless, đúng như tên gọi của nó là vỏ sử dụng không cần ruột. Thay vì như vỏ Tube nó sẽ cần 1 cái ruột xe để giữ không khí phía trong, thì bản thân chính cái vỏ xe tubeless nó sẽ làm luôn cả nhiệm vụ đó .

Để dễ hiểu thì các bạn có thể xem hình trên .Thay vì không khí được giữ bởi ruột xe thì ở tubeless, không khí sẽ được giữ bởi chính cái vỏ xe .

Để làm được điều đó thì toàn bộ khu vực giữa niềng xe và vỏ xe phải là 1 khối kín tuyệt đối, do đó nó sẽ cần :
1. Niềng hỗ trợ tubeless ( thường có kí hiệu TR- Tubeless Ready )
2. Vỏ hỗ trợ tubeless ( có kí hiệu TR )
3. Van bơm hỗ trợ tubeless
4. Băng keo quấn hỗ  trợ tubeless ( dùng để che kín các lỗ chân căm )
5. Sealant tubeless ( Dung dịch này sau khi bơm vào vỏ nó sẽ lấp kín tất cả các khe hở để không khí không lọt ra ngoài được. Nó cũng có tác dụng bịt lại các vết thủng nhỏ trên vỏ khi bị lủng . Tuy nhiên cũng chỉ là tương đối thôi .

 

Những vỏ xe có kí hiệu TR tức là hỗ trợ Tubeless

NHững thứ cần để lên vỏ Tubeless

II. Ưu điểm của Tubeless :

1. Nhẹ :

- Với việc loại bỏ 2 cái ruột thì vỏ tubeless sẽ giúp giảm dc từ 200-400 gram. ( ruột xe khá là nặng nhưng ít ai để ý đến chuyện này )

2. Có khả năng tự vá 

- Lớp sealant ko chỉ có tác dụng bịt kín vỏ và niềng, nó còn hoạt động như 1 lớp keo tự vá khi bạn dính đinh / cành cây . Đây là ưu điểm hàng đầu để sử dụng tubeless trong các cuộc đua vì bạn ko thể nào ngồi tháo bánh, thay ruột, rồi hì hục bơm xe trong khi đám kia nó cứ phóng vèo vèo qua mặt. Tuy nhiên khả năng tự vá của sealant cũng chỉ có mức độ, nếu vết thủng quá lớn thì nó sẽ ko vá nổi .

3. Không có hiện tượng tét ruột 

- Lại 1 ưu điểm nữa dành cho dân MTB đua bơi khi thường xuyên phải bay qua ổ gà / cành cây / đá . Khi đó nó rất dễ xảy ra hiện tượng tét ruột .

Hình bên trái là vỏ có ruột, hình bên phải là vỏ ko ruột. Trong trường hợp dùng vỏ có ruột thì khả năng tét ruột là rất cao do ruột bị cứa giữa 2 lớp vỏ .

4. Có thể đi dc áp suất vỏ thấp 

- Thường khi chạy đường offroad thì 1 mẹo để đỡ té sml, đó là xì bớt hơi trong ruột ra để bánh xe mềm và bám đường hơn. Tuy nhiên nếu đi vỏ có ruột mà xì mềm quá thì ruột xe nó sẽ không ép chặt vào vỏ xe, và dễ xảy ra hiện tượng tét vỏ hoặc tét chân van, do ruột xe nó ma sát vào vỏ xe

5. Cảm giác chạy êm hơn :

- Loại bỏ ruột xe giúp vỏ xe hấp thu toàn bộ lực tác động, do đó khi chạy offroad / đường dằn thì vỏ tubeless êm hơn vỏ tube

6. Vá xe nhanh hơn vỏ có ruột :

- Vá xe / thay ruột là 1 việc mất rất nhiều thời gian. Trong khi đó bạn có thể vá nhanh vỏ ko ruột nếu dùng vá lụi 

Vá lụi, hay vá chọt. Về kỹ thuật cũng giống như các bộ vá dành cho xe máy : đó là chọt 1 miếng cao su non vào lỗ thủng. Kiểu vá này chỉ dùng khi khẩn cấp chứ về lâu dài thì nó không bền như vá ép được.

7. Hiệu suất tốt hơn

Khi sử dụng vỏ có ruột, 1 phần lực bạn bỏ ra sẽ bị hao mòn do sự ma sát giữa vỏ và ruột, nhất là khi ruột mềm ko ép chặt vào vỏ thì lực này hao mòn càng nhiều. Sử dụng võ không ruột sẽ khắc phục được việc này .

8. Dễ dàng chuyển về xài vỏ có ruột

- Đang đi vỏ tubeless, muốn dùng ruột thì bạn chỉ cần vệ sinh sạch lớp sealant và bỏ ruột vào xài bình thường .

III. NHược điểm của vỏ không ruột

1. Mắc 

- Niềng / Vỏ tubeless thường có giá cao hơn các loại xài vỏ tube. Ngoài ra bạn cũng phải tốn chi phí mua thêm sealant , van, băng keo quấn .

2. Khó lắp, cần nhiều dụng cụ hơn

- Khi vào vỏ không ruột, bạn cần phải đảm bảo mọi thứ ăn khớp để vỏ được kín. Chỉ cần 1 sai sót nhỏ như hở chân van, bơm ko đủ keo, băng keo dán không kín vvv... là phải làm lại từ đầu. Ngoài ra khi vào vỏ không ruột bạn cần 1 bơm áp lực cao hoặc tốt nhất là bơm bằng máy bơm để có được áp xuất mạnh, giúp vỏ bung đều và  ép chặt vào niềng, cũng như sealant được trải đều hơn. Sealant nếu bơm ko đúng kỹ thuật có thể làm tắc van bơm

3. Phụ kiện cho vỏ tubeless khó tìm :

- Những thứ chuyên dùng cho vỏ tubeless vẫn chưa được bán phổ biến tại Việt Nam. Trong khi đó mua 1 cái ruột xe dễ dàng hơn nhiều

4. Tubeless cần bảo trì, thay keo sau 1 thời gian

- Sealant trong vỏ sẽ bị khô và mất dần tác dụng theo thời gian. Ngoài ra khi bị thủng vỏ thì việc vá vỏ cũng phức tạp hơn vá ruột xe hoặc thay ruột xe. Sau khoảng 4 đến 6 tháng bạn sẽ cần phải vệ sinh và thay mới sealant 1 lần để nó hoạt động hiệu quả hơn trong việc tự vá lổ thủng trên vỏ

5. Không phù hợp để đi tour xa

- Tubeless có thể tự vá đối với những vết thủng nhỏ, bạn cũng có thể tự vá bằng cách vá lụi. Nhưng đó là trong những chuyến đi gần hoặc cần vá gấp, hoặc lỗ thủng nhỏ. Còn nếu với những chuyến đi xa và đi đến những nơi vắng vẻ, những thành phố, thị xã nhỏ thì gần như bạn ko thể vá được vỏ tubeless .

IV. Ưu điểm của vỏ có ruột

1. Giá rẻ

- Phụ tùng của 1 set vỏ có ruột rẻ hơn vỏ không ruột do không cần nhiều món và cũng không yêu cầu cao về kỹ thuật.

2. Dễ tìm, dễ sửa chữa

- Bạn có thể dễ dàng tìm mua dc các loại vỏ và ruột xe ở bất kì cửa hàng xe đạp nào. Ngoài ra quá trình thay, vá vỏ/ ruột cũng đơn giản. Bạn chỉ cần ruột dự phòng, 2 cây nạy, bộ vá và 1 cái bơm tay là có thể thay và vá vỏ được. Và bất cứ tiệm xe đạp nào cũng có thể thay / vá ruột cho bạn. Bộ vá xe hoặc ruột dự phòng đều nhỏ gọn và có thể đem theo được

3. Tất cả các niềng và vỏ đều có thể sử dụng ruột

- Không như vỏ tubeless có yêu cầu về niềng và vỏ xe phải hỗ trợ tubeless, tất cả các niềng xe và vỏ xe đều có thể bỏ ruột vào và chạy bình thường

V. Nhược điểm của vỏ có ruột :

1. Nặng hơn

- Như đã phân tích ở trên, tùy loại ruột mà khi sử dụng 1 cặp ruột, xe bạn có thể nặng thêm 300-500gram là bình thường

2. Mất nhiều thời gian để thay vỏ / và ruột nếu bị xì

- Nếu là 1 touring tỷ phú thời gian thì chuyện ngồi lại bên vệ đường túc tắc sờ mó, xác định lỗ xì rồi vá / thay ruột, xong nhẩn nha bơm bánh lên rồi ngồi nắn nắn bóp bóp, là bình thường. Thì với những vận động viên đang thi đấu, điều đó có nghĩa là ngừng cuộc chơi. Nên sẽ làm thảm họa khi bạn bị bể bánh giữa 1 cuộc đua. Dĩ nhiên bạn có thể chọn những dòng vỏ có chống đinh, nhưng khuyết điểm của nó lại là rất nặng ( Mình từng đi 1 cặp vỏ chống đinh nặng hơn 3kg / cặp. Chống thì tốt thật, nhưng để đi tour thôi chứ đi kiểu vác xe leo núi thì chết mất )

3. Vỏ có ruột làm giảm hiệu suất đạp

- Mình đã phân tích ở trên, việc ma sát giữa ruột và thành vỏ làm giảm 1 phần hiệu suất đạp của bạn.

4. Không đi được vỏ ở áp suất thấp

- Với những cung đường offroad thì giảm bớt áp suất vỏ xe là 1 biện pháp hữu hiệu. Tuy nhiên khi bạn dùng vỏ có ruột thì nó lại là con dao 2 lưỡi, vì khi đó ruột không đươc căng nên nó sẽ không ép chặt vào thành vỏ, dẫn đến việc bạn sẽ hao tốn nhiều sức hơn cho việc đạp, cũng như dễ bị kẹp ruột, tét ruột hoặc nổ ruột do ma sát giữa ruột và vỏ cao

5. Dễ bị tét ruột nếu chạy offroad

- Như mình đã phân tích ở mục số 3 ở trên

Vậy khi nào thì nên dùng vỏ tubeless, khi nào thì nên dùng vỏ tube ?

- Nếu bạn thi đấu giải MTB, có back up, có hậu cần, bạn nên dùng vỏ tubeless để hạn chế việc thủng bánh dọc đường, cũng như đạt hiệu suất cao hơn khi thi đấu
- Hoặc nếu bạn chỉ chạy trong thành phố, có xe heo bất cứ lúc nào, và bạn muốn xe bạn nhẹ hơn, linh hoạt hơn, bạn cũng nên dùng vỏ tubeless
- Nhưng nếu là đi xa, đi dài ngày thì bạn vẫn nên dùng vỏ có ruột vì nó dễ dàng sửa chữa và thay thế, cũng như tìm mua phụ kiện
- Do đó, xe mình tuy là MTB, niềng, vỏ đều hỗ trợ tubeless, nhưng mình vẫn bỏ ruột vào xài, vì mình hay đi xa và mình cần sự dễ dàng sửa chữa, thay thế khi thủng bánh hơn là những ưu điểm của tubeless mang lại

 

Bình luận

Gudrun 28/12/2023

Howdy just wanted to give you a quick heads up and let you know a few of
the images aren't loading correctly. I'm not sure why
but I think its a linking issue. I've tried itt in two different web browsers and both show the same
outcome.

Look into my blog - https://61C482F1F0A2E.Site123.me/

Leandro 25/12/2023

Link exchange is nothing else but it iis simply placing the other person's blog link
on your page at proper place andd other person will alsso ddo
similar in support of you.

my blog post - https://mostbetcasino.wordpress.com/