[Review] Những lưu ý khi chọn mua 1 chiếc smart watch cho đạp xe

Thời buổi hiện đại đẻ ra nhiều thứ hại điện, và hại cả ví tiền, và 1 trong những thứ đó là Smart watches. Đã qua rồi thời đồng hồ chỉ để xem giờ, đồng hồ thông minh bây giờ có thể làm được khoảng vài chục đến cả trăm chức năng, trong bài này mình sẽ tập trung vào những loại đồng hồ chuyên dùng cho đạp xe có hỗ trợ GPS, nó có thể ghi nhận đủ thứ thông tin về chuyến đạp xe của bạn như tốc độ cao nhất, trung bình, thấp nhất, track, caloris tiêu thụ, nhịp tim, vòng chân vvvv... và tuyệt nhất là có thể up FB khoe luôn

Trong lĩnh vực đồng hồ dành cho thể thao thì có thể nói Garmin gần như thống trị, nhưng bên cạnh đó vẫn có những tên tuổi khác, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thử .

Đầu tiên, hãy xác định là bạn cần gì ?

Chuẩn ANT+ hay Bluetooth ?


Một điều quan trọng khi chọn mua 1 chiếc smart watches là xác định xem nó có tương thích với các chuẩn kết nối với các phụ kiện bạn đang có hay không

Nếu bạn đang sở hữu 1 số phụ kiện rời như dây đo tim, đo vòng chân, đo tốc độ, hãy chắc chắn là nó tương thích với đồng hồ bạn sắp mua. Hầu hết các sản phẩm của Garmin đều hỗ trợ ANT+, vì đây là công nghệi Garmin đang sở hữu, đa số các sản phẩm của các hãng khác thì là Bluetooth, một số hãng chỉ hỗ trợ chuẩn ANT+ như SRM và Quarq, trong khi Stages và Powertap hỗ trợ cả Bluetooth và ANT+ .

Bluetooth hỗ trợ kết nối giữa đồng hồ và điện thoại. Nó sẽ giúp đồng bộ các thông số, thông tin từ đồng hồ như tốc độ, cung đường, lượng calories tiêu hao, giúp bạn ghi lại nhật ký tập luyện mỗi ngày vvvv... ngoài ra nó cũng hỗ trợ bạn thay đổi các mặt đồng hồ, app, số liệu vvv...

Bluetooth cũng hỗ trợ hiện các thông báo từ điện thoại của ban lên đồng hồ như thông báo tin nhắn, cuộc gọi, chuyển bài hát vvv... 1 số đồng hồ có thể hỗ trợ nghe gọi ngay trên đồng hồ luôn, tuy nhiên chất lượng âm thanh cuộc gọi thường là khá tệ .

Garmin hỗ trợ chuẩn ANT+ để kết nối với các phụ kiện, và chuẩn Bluetooth để kết nối với điện thoại .

Ngoài ra 1 số loại đồng hồ cũng có kết nối wifi để có thể đồng bộ, upload thông tin lên web mà không cần thông qua điện thoại

Build-in Sensor


Nhiều loại đồng hồ có sẵn kết nối GPS và không cần kết nối vào điện thoại để theo dõi và đồng bộ track khi bạn đạp xe. Để tăng độ chính xác, 1 số loại còn có cả kết nối GLONASS ( đây là hệ thống vệ tinh của Nga, còn GPS là của Mỹ ). Nhờ có kết nối GPS, đồng hồ có thể đo được các thông số như tốc độ và quãng đường di chuyển mà không cần đến các sensor tốc độ .

Nhưng điều tồi tệ nhất khi bạn mở GPS là pin điện thoại sẽ tụt rất nhanh, bật cả GPS và GLONASS thì độ chính xác càng tăng, nhưng đổi lại pin sẽ nhanh chóng cạn kiệt

1 số loại đồng hồ thế hệ mới có tích hợp cảm biến đo nhịp tim ở mặt sau. Nó sử dụng 2-3 đèn LED chiếu xuyên qua da và đọc nhịp tim dựa trên lượng máu bơm qua động mạch ở cổ tay. Tuy nhiên cách đo này không chính xác tuyệt đối được như dùng dây đeo đo tim ở ngực, được cái gọn nhẹ . Nó cũng yêu cầu mặt sau đồng hồ phải tiếp xúc trực tiếp với cổ tay, ngoài ra nếu tay bạn có hình xăm thì nó cũng sẽ đọc không chính xác. Dây đồng hồ cũng phải được đeo chặt, nếu dây rộng thì có thể đo không chính xác khi đạp qua những đoạn đường dằn xóc .

Đa phần các loại đồng hồ thể thao thông minh được thiết kế để hỗ trợ khá nhiều hoạt động từ chạy bộ, đạp xe, bơi lội, leo núi vvvv... nên nó còn có các tính năng khác như đo độ cao, áp suất khí quyển, la bàn điện tử, gia tốc kế và con quay điện tử, đếm bước chân, đếm số bậc cầu thang vvv... Các build in sensor có thể hỗ trợ đo các thông số như tốc độ và quãng đường .

Chỉ đường

Các loại đồng hồ thể thao loại cao cấp đều có hỗ trợ chỉ đường đi, bạn cần vẽ route trước rồi nạp vào đồng hồ, nó sẽ chỉ đường đi tương tự như các loại GPS map, tuy nhiên theo mình thì chức năng này chỉ để cho vui chứ căng mắt ra mà nhìn cái navigation trên cái đồng hồ nhỏ xíu thì cũng không hiệu quả .

Hỗ trợ MultiSport

Nhiều loại đồng hồ thông minh hỗ trợ nhiều loại hoạt động thể thao như Bơi, đạp xe, chạy bộ, Triathlon vvv...

Dây đeo và mặt kính

Đa số các loại đồng hồ thể thao sử dụng dây cao su vì nó mềm và tạo cảm giác thoải mái khi đeo, ngoài ra dây cũng thường có đục lỗ để thoát mồ hôi. Nhiều loại đồng hồ hỗ trợ dây đeo tool free giúp bạn thay dây dễ dàng, chỉ cần bấm 1 cái nút trên dây là xong. Như con Samsung Gear S3 Frontier mình đang đeo mình có 3 bộ dây, 1 bộ cao su zin theo đồng hồ, 1 bộ dây gốm và 1 bộ dây da để thay đổi . Cá nhân mình thì thích cái dây gốm nhất


Samsung Galaxy S3 Frontier và dây gốm, thấy đẹp nhất, mà lại nhẹ, ko nặng như dây sắt

Để chống trầy thì đa số các loại đồng hồ bây giờ sử dụng mặt đồng hồ Saphier hoặc Gorrila Glass

Đồng hồ dùng nút bấm hay cảm ứng ?

Đa số các loại smart watch bây giờ có màn hình cảm ứng, nghe thì ngầu đó, nhưng cái mặt đồng hồ thì rất nhỏ . Đôi khi không phải chọt là trúng, chưa kể 1 số loại màn hình cảm ứng hoạt động không chính xác khi màn  hình bị ướt, mà đây là điều rất thường xảy ra khi bạn chơi thể thao : tay ra mồ hôi, trời mưa vvv...

Nút bấm vẫn là cần thiết cho các loại đồng hồ thể thao, riêng con Frontier mình đang xài nó có 1 nút home, 1 nút back, kết hợp với viền màn hình xoay nên dùng rất tiện .

Cá nhân mình đang dùng con Samsung GearS3 Frontier và đang hoàn toàn hài lòng với em nó. Ko quá đắt và quá chuyên nghiệp như các loại đồng hồ Garmin nhưng nó đủ cho nhu cầu của mình : Đếm bước chân, đo nhịp tim, đếm bước leo cầu thang, tự nhận biết khi đạp xe, nhận tin nhắn và chơi nhạc qua Bluetooth với điện thoại, có GPS build in nhưng mình chả bao giờ xài vvv... Pin dùng dc khoảng 4-5 ngày nếu không kết nối Bluetooth liên tục, design đẹp, nhìn chung là ổn .

Còn tiếp ....

Nguồn tham khảo : BikeRadar