[Touring Bike] Tổng quan về baga dành cho touring

Bài viết dc viết bằng kinh nghiệm cá nhân của mình và có tham khảo thông tin tại http://www.cyclingabout.com/all-about-rear-pannier-racks/

Baga là 1 thành phần ko thể thiếu của xe touring, 1 chiếc touring thì yêu cầu tối thiểu là phải gắn dc baga, và cả 2 chiếc xe của mình đang có đều ko có dc cái yêu cầu tối thiểu đó, nên baga luôn là 1 cái ám ảnh mình từ xưa đến h .

Chiếc xe đầu tiên mình mua là Cannondale trail 5, đi dc 1 tháng đổi lên Cannondale Lefty Rizer 3. Hồi đó biết gì về xe đâu, thấy con Lefty đó 1 giò ngộ ngộ, lại có 2 phuộc, nghĩ là đi sẽ êm ***, nên mua về thôi, chứ ko hề biết ưu điểm nhược điểm của nó là gì. Và mua con đó dc 1 tháng nữa thì hứng lên đi Nha Trang chơi, mà trong đầu ko hề biết bất cứ 1 cái gì, kể cả tháo bánh thay ruột ( đi ko đem theo ruột sơ cua hay bơm gì cả, may mà trời thương ko bị gì )

[IMG]DSC00977 by Nam Nguyen, on Flickr

Đây là hành trang của mình khi đi chuyến đi dài đầu tiên : Sg - Nha Trang 600km. Con Lefty ko gắn dc baga nên chỉ có thể dùng baga cốt yên, với 1 cái túi nhỏ xíu trên lưng. Nghĩ lại thấy hồi đó liều thiệt luôn, ko biết sợ là gì

[IMG]DSC01044 by Nam Nguyen, on Flickr

vậy mà nó cũng đã lên rừng ...

[IMG]DSC01049 by Nam Nguyen, on Flickr

[IMG]DSC01176 by Nam Nguyen, on Flickr

và xuống biển ngon lành, và ko gặp bất cứ sự cố gì .

Tuy nhiên mình cũng xin nhắc lại là chuyến đi đó nếu là bây giờ thì mình sẽ chửi mình hồi đó là ngu mà liều, chẳng qua là do may mắn nên ko gặp chuyện gì. Mỗi chuyến đi xa đều phải cần chuẩn bị thật cẩn thận để tránh những sự cố bất khả kháng trên đường.

[IMG]DSC05734 by Nam Nguyen, on Flickr
[IMG]DSC05772 by Nam Nguyen, on Flickr
[IMG]DSC05869 by Nam Nguyen, on Flickr

chuyến thứ 2 mình đi là Di Linh - BMT, vẫn xài cái baga cốt yên, nhưng đi chuyến này về thì đã bắt đầu khôn ra dc 1 chút và quyết định ráp 1 con xe mới gắn dc baga, và căn bản là ko dùng phuộc nhún. Xe touring ko nên có cái phuộc nào chứ đừng nói chi là 2 phuộc như con Lefty .

Ưu điểm của baga cốt yên là nó gắn dc cho xe ko có lỗ bắt baga, và có thể tháo ra gắn vào nhanh chóng. Nó chỉ thích hợp cho MTB đi loanh quang, để thêm cái áo mưa, chai nước, vài bộ quần áo. Chứ đi xa thì thật sự ko ổn .

Baga cốt yên này tùy loại từ khoảng 200 - 300k nếu hàng noname, có 1 số loại xịn hơn như Ibera, Turbo, Topeak vvv... thì tầm 500- 800k, mấy loại hàng xịn thì cứng, chịu tải tốt hơn

Sau khi đi về thì mình ráp 1 chiến Windspeed CR9, chiếc này cũng là MTB nhưng là sườn thép, và gắn dc baga

[IMG]DSC08984 by Nam Nguyen, on Flickr

Baga mình dùng là Windspeed

[IMG]DSC01294 by Nam Nguyen, trên Flickr

Baga này thì đúng chuẩn ngon bổ rẻ, đa số touring thường gắn baga này. Giá nó vào khoảng 450k, dễ chơi.

Baga Windspeed design khá đẹp ( thật ra là nó nhái y chang Tubus ), chất lượng hoàn thiện tốt. Tải trọng max theo khuyến cáo của nhà sx là 35kg, nhưng mình đã thử tải bx mình gần 50kg chạy vô tư. Trọng lượng lại khá nhẹ do làm bằng nhôm . Có thể gắn dc đèn sau và tương thích hầu hết các loại túi thông dụng . Thiết kế liền mạch nguyên khối ko sử dụng ốc vít nhiều cũng là 1 điểm mạnh vì sẽ hạn chế tối đa tình trạng lỏng ốc.

Ưu điểm của baga Windspeed khá nhiều, nhưng vẫn có nhược điểm, và nhược điểm của nó là ở chất liệu, đó là nhôm .

Nhôm cứng, nhẹ, ko rỉ sét, nhưng nhược điểm của nó là ko hấp thu lực và ko có độ đàn hồi. Do đó những baga tên tuổi như Tubus đều ko làm bằng nhôm mà đều làm bằng thép. Baga nhôm khi tải nặng và chạy đường dằn sẽ ko có độ đầm và êm như baga thép, vì baga thép nó hấp thu lực giao động và triệt tiêu dc 1 phần, trong khi đó baga nhôm thì ko .

Nói cho dễ hiểu thì bạn ngồi xe sườn thép sẽ luôn cảm thấy êm hơn là ngồi xe sườn nhôm, vì những chấn động khi chạy đã dc cái sườn thép hấp thu 1 phần, còn sườn nhôm thì nó truyền hết lên người bạn. Cái này mình đã kiểm chứng, mình đi xe sườn titan quen rồi, đến cách đây 1 tuần có chạy xe sườn nhôm của người bạn thì cảm nhận rất rõ độ cứng khi chạy qua đường dằn hoặc ổ gà .

1 lí do nữa để baga xịn luôn làm bằng thép, đó là thép có thể cong, nhưng nhôm thì ko. Trong trường hợp té, ngã thì cái baga thép sẽ ko gãy hoặc khó gãy, nhưng cái baga nhôm thì xác suất gãy sẽ cao hơn.

Nhưng theo mình thì dưới 500k thì baga Windspeed vẫn là 1 lựa chọn tốt nhất, trước khi lên Tubus tính bằng tiền triệu . Ông bạn đi cùng mình trong tour Cam Thái Lào vẫn dùng baga Windspeed chạy ầm ầm và té cũng ầm ầm :D, ko sao cả .

 

[IMG]DSC04724 by Nam Nguyen, on Flickr

Chiếc bên trái là chiếc DB của anh bạn mình trong tour Đông Dương, dùng baga Windspeed, ổng tải khoảng 12kg đồ, đi ngon lành.
Thật sự mình chỉ ao ước gắn dc cái baga Windspeed, ko mong gì hơn, cái ước mơ tưởng rất đơn giản đó lại trở thành hết sức xa vời đối với mình .

Lí do là ráp con Cr9 dc 1 tháng thì lại bán, khuân cái sườn titan Motobecane về, và con Moto này lại ko có lỗ gắn baga, thế là quay lại baga cốt yên như ban đầu .

Ráp xong con Motobecane thì phải nói là mình rất rất vừa ý, ngoại trừ chuyện duy nhất là nó ko gắn dc baga. Cảm giác đi xe titan nó phê lắm, êm ru ah, mà lại nhẹ

Từ lúc ráp con Moto xong là đi liên tục, tour ngắn thì vài trăm km, tour dài thì cả ngàn km

[IMG]DSC00114 by Nam Nguyen, on Flickr

Lần này xe sườn titan nên ngoại trừ chuyện ko có lỗ thì kẹp thoải mái ( Con Lefty gióng sau bằng carbon nên ko dám kẹp sợ nứt ), với bản tính lo xa, mình chơi 2 cái baga cốt yên ghép lại, tức là baga thường thì chỉ có thêm 2 thanh bắt vào gióng sau, mình chơi 4 thanh, và thêm 4 cái má che 2 bên bánh luôn để tránh cạ túi vào bánh

[IMG]DSC00189 by Nam Nguyen, on Flickr

nhìn khá là dị hợm, giá cũng ko rẻ vì tính ra là 550k cho 2 cái baga, đắt hơn mua baga WS rồi. Nhìn chung thì nó chịu tải tốt, ko bị xoay do có đến 4 thanh giữ. Nhưng khuyết điểm là khá nặng, nhìn lại xấu, tháo ra tháo vô rất mệt . Tuy nhiên mình cũng cam chịu sống chung với nó hơn nửa năm, đi hơn chục tour

 

Đi dc cái baga gán ghép tạm bợ đó 1 thời gian thì mình bắt đầu thấy oải vì gắn baga thì xấu và nặng, mà mỗi lần tháo ra gắn vô rất mệt, nên lại đành tiếp tục đi tìm giải pháp. Và sau tour đi ĐaMi phải dắt bộ thì mình mới hiểu tại sao tụi tây nó hay khuyên nên chia tải 60% cho baga trước và 40% cho baga sau. Vì khi leo dốc mà đằng sau quá nặng nó sẽ kéo cái xe bạn xuống, leo rất mệt, đồng thời đổ dốc thì nếu thắng gấp thì lại rất dễ chúi đầu nhổng ***, với tải toàn bộ đằng sau thì đi sẽ ko dc đầm .

Thế là lại tiếp tục tìm kiếm baga.

[IMG]

sau 1 thời gian tìm kiếm thì mình tìm dc con baga trước này : Minoura MT-4000. Chuyên dành cho xe phuộc nhún và ko có lỗ bắt baga, made in japan đàng hoàng nhé. Giá cũng ko rẻ : 1tr650k
Baga này nó bắt vào ty phuộc, còn lại 2 điểm bắt vào phuộc, phuộc nhún cũng xài tốt .

Lúc mới mua thì mình khá là ưng, thậm chí giờ vẫn ưng. Nó rất chắc chắn, cứng cáp, vừa để dc túi 2 bên, vừa để dc thêm ở trên nữa .

[IMG]DSC03294 by Nam Nguyen, on Flickr
[IMG]DSC04163 by Nam Nguyen, on Flickr

Có thể để lều ở trên

[IMG]DSC04157 by Nam Nguyen, on Flickr

hoặc treo túi đều ngon .

Nhưng nó cũng có nhược điểm : đó là nặng, cồng kềnh, và tháo lắp khá mệt. Nhất là khi phải đóng xe vào thùng để gửi máy bay, tháo ra gắn vào đuối ah.

[IMG]
[IMG]

Baga sau mình dùng của Thule, thật sự con này là 1 kiệt tác về thiết kế. Nó thiết kế rất hay, nhưng cũng rất ngu. Nói về cái hay trước :

- Nó có thể gắn dc cho cả phía sau lẫn phía trước
- Rất nhẹ
- Hoàn toàn ko cần bất cứ cái lỗ ốc nào
- Khá chắc chắn nếu chịu lực theo phương thẳng đứng

H nói về cái ngu :

- Nó chỉ có thể gắn dc với túi Thule và ko thể gắn dc túi Ortlieb nói riêng và tất cả các túi nào có cái móc phía dưới để cố định túi
- Chịu lực phương ngang kém, tức là bạn gắn túi thì ko sao, nhưng nếu để cái lều lên và lấy dây ràng ràng qua thì chạy 1 thời gian cái baga sẽ bị xoắn, do nó cố định bằng dây chứ ko phải bằng ốc, nên sẽ bị xê dịch nếu kéo theo chiều ngang .
- Giá hoàn toàn ko rẻ : 120$ trên Ebay, về đây khoảng 2tr8

[IMG]DSC05244 by Nam Nguyen, on Flickr

khi mình ràng cái túi phía trên ( túi màu xanh lấy ) lên baga bằng dây ràng, thì 1 thời gian sau nó sẽ bị xoắn ( phía trước baga hẹp vào trong, phía sau lại bè ra )

Nhưng nhìn chung thì nó vẫn chịu lực tốt, vì ống nhôm chịu lực chính làm rất chắc chắn, chỉ có 2 cái má 2 bên nó bằng nhựa và ko cố định dc nên khi ràng dây thì bị vậy

Khi anh bạn mình về SG trước ảnh để cho mình cặp Ortlieb, mình gắn ra phía trước luôn, đi rất thoải mái .

 

[IMG]DSC03653 by Nam Nguyen, on Flickr

tấm này ko gắn túi nên có thể nhìn rõ hơn dc 2 cái baga

Sau khi đi tour Đông Dương về thì mình lại tiếp tục thay đổi cái xe ( cứ mỗi tour lại đổi 1 chút ) và quyết định tháo bỏ cái baga Minoura vì nặng và cồng kềnh, dời cái Thule lên phía trước

[IMG]13925596_1469118206447654_4681735822582128364_o by Nam Nguyen, trên Flickr

[IMG]13925771_1466829406676534_5187584660484316676_o by Nam Nguyen, trên Flickr

Phía sau mình quyết định ko dùng baga mà chơi túi cốt yên, phía trước thì may sao tìm dc cặp túi BTWIN gắn dc với con ngựa chứng Thule : nó vẫn là túi chống nước, phía trên vẫn dùng bát móc nhưng phía dưới thì nó dùng dây chứ ko dùng bát nên ko bị vướng như mấy con Ortlieb. Sau quyết định này thì nhìn cái xe có vẻ gọn gàn hơn, trọng lượng cũng giảm dc 1kg hơn vì bỏ dc 1 cái baga, nhưng chưa biết đi thực tế thế nào, chắc phải test vài tour đã .

 

Đến đây thì là hết những kinh nghiệm xài baga của mình, mới cập nhật dc đến đây, bắt đầu từ bây giờ sẽ là mình dịch tóm ý từ bài này : http://www.cyclingabout.com/all-about-rear-pannier-racks/ và bổ sung kinh nghiệm của mình

Baga là 1 trong những thành phần quan trọng nhất của touring bike, vì 1 cái baga cùi bắp có thể biến chuyến đi thành 1 cơn ác mộng ( confirm - đã bị ). Baga nên đầu tư cho đáng và đầu tư 1 lần để dùng mãi mãi ( thà đau 1 lần đau khi móc ví ). Cái này cũng confirm, nếu chưa có khả năng thì cứ windspeed ngon bổ rẻ, còn có tiền thì cứ Tubus mà chơi

I. Chất liệu baga
Chất liệu làm baga tốt nhất vẫn là thép. lí do thì mình đã nói ở trên .

[IMG]

Baga Tubus, 1 chuẩn mực của baga touring

Các baga thép cao cấp đều có giá cao gấp vài lần baga nhôm, nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, baga thép bền, có thể xài đến lúc đầu bạc răng long, chân ko đạp nổi thì mới thôi. Và các loại thép cao cấp thì có trọng lượng khá nhẹ, có thể gần bằng nhôm. Tuy nhiên nó vẫn có nhược điểm là vẫn bị rỉ sét nếu trầy xước

1 vật liệu khác để làm baga là titanium. Nó có tất cả những ưu điểm của thép, và khắc phục tất cả những nhược điểm của thép : Nhẹ, ko bị rỉ . Cùng 1 mẫu baga Tubus nhưng nếu làm bằng titan thì nhẹ hơn dc 200gram, chỉ có điều giá gấp đôi

[IMG]DSC01437 by Nam Nguyen, on Flickr

Baga titan, theo khuyến cáo của nhà sx là maxload 80kg, mình đã thử test 75kg okie, do thằng ngồi lên test chỉ nặng dc có 75kg

 

Khả năng tải của baga

Mỗi loại baga có 1 tải trọng tối đa. Baga càng xịn thì dĩ nhiên là tải trọng tối đa càng lớn. theo kinh nghiệm của mình thì :

- Baga cốt yên : chỉ nên tải khoảng 6kg trở xuống. Còn nếu có kẹp sườn thì có thể tải tầm 15kg ok ( khuyến cáo dưới 25kg )
- Baga nhôm ( Windspeed ) : Tầm 30kg ok ( khuyến cáo dưới 35kg )
- Baga thép ( Tubus ) : 30-50k oki
- Baga titan : dưới 80kg

Vấn đề là nếu bạn chỉ tải tầm 10-15kg thì có nên đầu tư 1 cái baga có thể tải trên 30kg ko ? Câu trả lời là có. Vì cái baga chịu dc tải lớn thì nó vẫn bền, chắc chắn hơn cái baga chịu tải nhỏ .

1 lưu ý khi chọn baga, đó là nên hạn chế tối đa ốc vít. Ko nên chọn những loại baga gồm nhiều thành phần ghép lại, vì khi đó xác suất lỏng ốc, rớt ốc, baga sục sịch sẽ cao hơn

Khả năng tương thích với túi

Đây là 1 phần rất quan trọng. Sẽ là thảm họa nếu mua 1 cái baga gắn vào rồi lại ko tương thích với cặp túi ( như mình đây ) .

Đa số các loại túi treo xe đạp đều theo 1 chuẩn chung, đó là có 2 móc gài ở trên, và 1 móc gài ở dưới để cố định túi khi đạp ko bị lắc

[IMG]

Do đó đa số baga đều có 1 thanh ngang ở trên, và 1 thanh xéo để gài cái móc dưới . Đồng thời cũng là điểm tựa để túi ko bị cạ vào bánh .

Chỉ có thằng baga Thule là nó rất chứng, ở trên nó móc dc nhưng ở dưới nó lại ko có thanh để gài túi dưới, mà nó cho 1 cục nam châm để hít cái túi vào. Và cũng chỉ có túi Thule mới có miếng sắt để hít vào. Nên khi mình mua cái baga Thule xong đi mua cặp Ortlieb về thì gắn ko dc, lại phải đi mua thêm cặp túi Thule .

Hạ thấp trọng tâm khi gắn túi

[IMG]

Khi bạn tải nặng thì xe sẽ có hiện tượng đảo, lắc tay lái. Do đó nên cố gắng hạ thấp trọng tâm khi treo túi . Những loại baga tốt như Tubus, Windspeed luôn thiết kế 2 thanh treo thấp hơn so với mặt trên .

Ngoài ra 1 lưu ý nữa là bạn nên chia tải. Nhiều người có thói quen tải toàn bộ phía sau và ko dùng baga trước. Tuy nhiên cách setup đúng nhất là 60% tải trước và 40% tải sau. Nó sẽ giúp xe bạn cân bằng hơn, leo dốc đỡ mệt hơn, cũng như xuống dốc đỡ nguy hiểm hơn

 

Baga càng nhẹ cân - càng nặng tiền

[IMG]
Baga Tubus Airy Titanium - chỉ 350gram nhưng có thể tải gấp 100 lần trọng lượng - 35kg

Có bạn sẽ thắc mắc : Sao xe đạp đầm hồi xưa xài cái baga thép vài chục ngàn, mà cũng chở người nặng mấy chục kg chạy ầm ầm có gì đâu, mà cái baga Tubus tải dc có 40kg hơn mà đến mấy triệu ? Vấn đề ở chỗ là Tubus dùng loại thép cao cấp, nó chịu tải tốt, nhưng vẫn nhẹ, chỉ nặng hơn nhôm 1 tí .

[IMG]

[IMG]

Có thể so sánh 2 baga có thiết kế gần giống nhau. Phía trên là Surly Rear Rack, phía dưới là Tubus Evo thì con Tubus nhẹ hơn gần 1/2 ( 600gram )

Và nếu lên baga titan thì trọng lượng lại giảm dc gần 1/3, trong khi tải trọng tối đa lên dc gấp đôi, tiền cũng gấp đôi luôn

Ngoài ra còn 1 loại baga siêu nhẹ nữa, là baga carbon .

[IMG]

[IMG]

Baga này chuyên dùng cho road, nặng chỉ có 249gram, giá thì cũng tỉ lệ thuận - 219$ và có thể tải dc 18kg. Tuy nhiên chắc chỉ hợp với mấy bác chạy road touring thôi

 

1 lưu ý khác là có 2 loại baga, loại cho thắng V và loại cho thắng dĩa. Thường thì baga gắn dc thắng dĩa thì gắn dc thắng V luôn, nhưng baga thắng V thì gắn thắng dĩa sẽ bị vướng, các bạn nên chú ý .

Baga cho Fat Bike

[IMG]

Dùng Fat Bike đi tour thì mình chưa thấy, nhưng nếu Fat bike cần gắn baga thì vẫn có . 1 số loại baga cho Fat Bike như : Old Man Mountain Sherpa, Axiom Fatliner, Blackburn Outpost Fat, Salsa Alternator 190 và Tubus FAT. Trong hình trên là Tubus FAT

Tinh chỉnh vị trí baga

Đôi khi cái baga và cái sườn của bạn ko hợp nhau. Theo ý mình thì nếu ko hợp thì cứ chia tay sớm bớt đau khổ. Nhưng nếu vẫn muốn níu kéo thì Tubus có nhiều tool để giúp bạn, dù đôi khi giá cái tool cũng cỡ giá cái baga .

Mount hạ thấp baga :

[IMG]

Sử dụng khi baga bạn quá cao so với cái sườn, hoặc trong trường hợp bị vướng thắng dĩa .

Mount nâng chiều cao baga

[IMG]

Sử dụng khi sườn bạn quá nhỏ so với cái baga, bắt lỗ ko tới thì dùng cái mount này. Có các độ dài là 190 - 240 -350 mm

Còn trong trường hợp xe bạn ko có lỗ bắt baga ( như thằng con trời đánh Motobecane nhà mình ). Tubus cũng giúp bạn dc luôn, dù bộ kit đó có giá cũng khoảng 1tr. Mình cũng đã từng đắn đo có nên mua 1 bộ kit này ko nhưng cuối cùng quyết định ko mua

[IMG]

Nó sẽ gồm 2 miếng mount gắn vào ty đùm, và ra 2 lỗ cho mình bắt baga

[IMG]

2 thanh phía trên thì kẹp vào gióng

[IMG]

Hoặc có thể mua loại khóa cốt yên có lỗ gắn baga như hình .

Tuy nhiẹn gắn như vậy mỗi khi tháo bánh rất lỉnh kỉnh và mệt, thêm nữa là cũng chỉ chịu tải dc tối đa 20kg cho dù baga xịn cỡ nào, nên thôi mình quyết định ko gắn

1 số loại baga hỗ trợ cho các xe ko gắn dc baga ( ko có lỗ bắt )

[IMG]
Axiom Streamliner

[IMG]
Lê Thị Thu Pack ‘N Pedal Tour - con cùi bắp mình đang xài

Và sau rất nhiều lần vật vã,nghiên cưú và mua đủ thứ baga về chế cháo cho con Motobecane, mình đã giác ngộ ra là : Đỉnh cao của nghệ thuật gắn baga là ko gắn gì cả : Bikepacking .
Cảm giác khi chạy bikepacking rất sướng và thoải mái, gọn nhẹ, ko nặng nề, cản gió như treo cặp túi

[IMG]DSC05935 by Nam Nguyen, on Flickr

[IMG]DSC05903 by Nam Nguyen, on Flickr