[Bộ truyền động] Shimano Cues là gì ?Tại sao Shimano lại ra dòng Cues? Các công nghệ mới trên dòng Cues

Trước đây các dòng groupset của Shimano phân ra làm 4 dòng chính với các mã dc đánh theo quy định Đầu tiên là chữ quy định cho dòng group và sau đó là 4 số quy đinh cho đời group như là:
M : Dòng MTB 
R : Dòng Road
T : Dòng touring
GRX : Gravel

Sau 1 thời gian suy nghĩ thì Shimano quyết định ra thêm 1 dòng nữa cho thêm phần rối não là dòng Cues với mã là U ( Create Unique ExperienceS - Tạo nên trải nghiệm độc đáo) và dòng này nó sẽ bao gồm cả dòng M và dòng R nhưng là dòng giá rẻ hơn. CUES sẽ thay thế cho các dòng Altus, Acera, Alivio, Deore 10 và 11s bên M và Tiagra, Sora, Claris bên Road

Bài viết được tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn : BikeRadar / BikeRumor / Road.cc

Shimano Cues bao gồm các bộ truyền động 9 / 10 / 11 speed với tùy chọn 1x hoặc 2x, tuy nhiên Shimano chủ yếu tập trung với các dòng 1x
Hiện nay Cues đã có 4 đời sản phẩm ra mắt thương mại bao gồm :
  • Shimano Cues U3000: 9-speed
  • Shimano Cues U4000: 9-speed
  • Shimano Cues U6000: 10- or 11-speed
  • Shimano Cues U8000: 11-speed
Hiện các dòng Cues chỉ mới có cho tay ghidong ngang ( flatbar ) chứ chưa có cho các dòng dropbar
1 ưu điểm của Cues, đó chính là sự tương thích giữa các thành phần của bộ group, vì Cues được thiết kế với tỉ lệ kéo cáp và khoãng cách giữa các líp là giống nhau trên tất cả các dòng, bất kể là 9,10 hay 11s và cho dù đó là dòng U3000 hay U8000. Điều này giúp bạn dễ dàng mix các bộ phận của bộ group lại với nhau mà ko cần bắt buộc phải cùng 1 dòng sản phẩm. Và nếu Shimano ra dòng tay lắc có cùng tỉ lệ kéo cáp thì sẽ càng dễ dàng hơn cho việc lựa chọn bộ group để ráp xe ( Tay lắc trên dropbar có thể dùng được với cùi đề, sang líp của các dòng flatbar )

Điều giúp Cues làm dc việc trên đó là công nghệ mới của Shimano gọi là Shimano LinkGlide ( các dòng trước là công nghệ HyperGlide

Vậy tại sao Shimano, 1 hãng xe đạp Nhật nổi tiêng là bảo thủ và chậm chạp trong việc ra mắt các dòng groupset lại đẻ ra thêm 1 dòng group hoàn toàn mới thay cho những dòng đang có sẵn, cái này theo mình nghĩ là vì sự cạnh tranh đã bắt đầu khiến Shimano phải thay đổi : Ở phân khúc cao cấp, hiện SRAM đang được dân tình hype với các chuẩn UHD và các dòng groupset sram transmission , ở các phân khúc bình dân thì các hãng Trung Quốc cũng bắt đầu phát triển mạnh như LTWOO, Microshift, Sensah vvv nên đấu với SRAM thì vô phương rồi do đó Shimano chuyển qua đập nhau với đám bình dân bằng cách ra mắt dòng Cues - giá rẻ, dễ thay thế, dễ ghép group, thật ra ngay từ đầu Shimano đã định hình dòng Cues sẽ dành cho các hãng lắp ráp xe dưới dạng OEM hơn là người dùng cá nhân với các tiêu chí : Giá cả dễ chịu, dễ dàng mix các bộ phận trong bộ group với nhau

Giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các ưu điểm của dòng Cues
Đầu tiên, đó là sự tương thích
Với các dòng M, khoảng cách giữa các líp trong bộ líp của từng đời là khác nhau, hay nói cho dễ hiểu thì sên 11 ko thể gắn dc trên líp 9 và sên 9 cũng ko gắn dc trên líp 11
Nhưng ở dòng Cues thì sên với công nghệ  LinkGlide có thể gắn dc cho líp 11, líp 10 và líp 9, do khoảng cách các líp là giống nhau, và sên sử dụng công nghệ HyperGlide và LinkGlide đều sử dụng được với líp Cues ( sên HyperGlide phải là sên 11 )
VD như 1 model sên là LG500 các bạn có thể dùng dc với tất cả các dòng líp Cues 9-10-11s

Các cối líp Cues vẫn sử dụng cối HG của Shimano
Hiện Líp Cues đã ra mắt 3 dòng với mỗi dòng 2 kích thước líp :
9-speedCS-LG300-9, 11-36tCS-LG400-9, 11-41t
10-speedCS-LG300-10, 11-39tCS-LG400-10, 11-48t
11-speedCS-LG400-11, 11-50tCS-LG700, 11-50t hoặc 11-45t

Giò dĩa :
Giò dĩa Shimano Cues vẫn sử dụng công nghệ HollowTech I chứ chưa được HollowTech 2 như các dòng cao cấp ( Giò được rèn rỗng để giảm trọng lượng )
Dĩa sử dụng chuẩn BCD96 tương tự các dòng M4100 M5100, tuy nhiên thiết kế mình đánh giá là đẹp hơn. Ngoài ra còn có thể gắn thêm miếng che sên phù hợp với các xe đi thành phố đi làm

 
 
 
Giò được thiết kế 2 mảnh như SRAM, trục giò vẫn sử dụng 24mm tương thích với các dòng BB thông dụng của Shimano

Tay bấm
Tỉ lệ kéo cáp là khoảng cách di chuyển của cùi đề khi bạn bấm tay bấm, ở các dòng M thì nó là khác nhau, VD như cùi đề Shimano Deore 10s có tỉ lệ kéo cáp khác với tay bấm Acera 9, do đó bạn ko thể lắp tay Acera 9 với cùi đề 10 do khi bấm thì cùi đề sẽ di chuyển không chính xác
Còn ở Cues thì tỉ lệ này là giống nhau, do đó 1 tay bấm Cues 9 có thể sử dụng được với cùi đề 11 ( bỏ 2 số cuối của cùi đề ), hoặc 1 tay bấm 10 có thể sử dụng được với cùi đề 9 ( khóa ốc chặn trên cùi đề ) . Dĩ nhiên là mix đúng thì nó vẫn tốt hơn, nhưng có lẽ sau đợt dịch Covid khi mà thị trường xe đạp trở nên khan hiếm phụ tùng dẫn đến đủ kiểu râu ông này cắm cằm bà kia cũng đã khiên Shimano phải suy nghĩ

SHIMANO CUES Di2 LINKGLIDE Rear Derailleur 1x10-speed | SHIMANO BIKE-EU
Các cùi đề Cues sử dụng công nghệ LinkGlide có tỉ lệ kéo cáp khác với các cùi đề sử dụng công nghệ HyperGlide, do đó cùi đề Cues sẽ ko dùng dc với tay bấm các dòng M
 
Thay thế các nhông lẻ dễ dàng, cụ thể là nhông nhỏ nhất và mau mòn nhất là nhông 11 răng và 13 răng, và 2 nhông này là giống nhau trên toàn bộ các dòng líp Cues, tức là nhông 11 răng trên líp 9 cũng giống với nhông 11 răng trên líp 11, và các nhông này sẽ được bán lẻ như là 1 phụ kiện thay thế giúp tiết kiệm chi phí thay vì phải thay cả ổ líp chỉ vì mòn 1 2 nhông

Ngoài ra bánh xe đề tất cả các dòng đều dùng chung với nhau được và là chuẩn 13 răng

Shimano LinkGlide là gì ?

Tất cả công nghệ của dòng Cues đều xoay quanh LinkGlide ( giống như dòng M là công nghệ HyperGlide ), vậy LG là gì ?
Theo Shimano, so với các công nghệ HyperGlide lâu đời thì LinkGlide sử dụng bánh răng dày hơn, răng cao hơn và khoảng cách sang số lớn hơn để giảm hao mòn hệ thống truyền động khi sử dụng mô-men xoắn cao mà không ảnh hưởng đến khả năng sang số.

Bánh răng dày hơn dẫn đến chi phí bảo trì và thay thế thấp hơn, với độ bền được khẳng định là tăng gấp ba lần so với cáccông nghệ HyperGlide.

LinkGlide cũng được thiết kế để cho phép chuyển số tự động trên xe đạp điện. Điều này khiến hệ thống truyền động phải chịu áp lực rất lớn so với việc chuyển số thông thường trên một chiếc xe đạp không hỗ trợ.

So sánh độ dày của răng dĩa / líp giữa LG và HG, có thể thấy LG dày hơn hẳn
Dĩ nhiên là khi độ dày tăng lên thì trọng lượng cũng sẽ tăng lên, do đó Cues thích với những thanh niên thích ăn chắc mặc bền, ko quan tâm đến từng gram trọng lượng như các tay đua chuyên nghiệp, do đó nó phù hợp với các dòng xe tầm trung cũng như các dòng xe touring
Shimano cũng tuyên bố răng công nghệ LG giúp sang số ngay cả khi có tải ( Nói cho dễ hiểu thì công nghệ HG yêu cầu khi bạn sang số thì bạn nên ngừng 1 nhịp đạp, sau đó sang số, rồi mới đạp tiếp )

Các dòng groupset Cues đã được Shimano ra mắt thương mại bao gồm :

U8000 series :
Đây là dòng cao cấp nhất của Cues hiện nay, với 11 speed và được xem là lựa chọn để thay thế dòng T8000
Dòng U8000 có 2 tùy chọn giò dĩa là 1x ( 42 hoặc 40 răng ) và 2x (46-32 răng )

U6000 series : 
U6000 là dòng cao thứ 2 của Cues, với 2 tùy chọn 10 và 11s, U6000 sẽ thay thế cho 2 dòng Deore M4100 và M5100 hiện nay của Shimano
Giò dĩa hiện có 4 tùy chọn 1x là 30 / 32T cho các xe đi cung đường đèo dốc và 42 / 40T cho các xe đi đường bằng thích tốc độ
Tùy chọn 2x hiện có 2 tùy chọn là 2 dĩa 36-22 hoặc 46-30 tương tự như trên
 

U4000 series : Đây là dòng thấp nhất của Cues và chỉ có 9 speed
Cùi đề phía sau của U4000 nó sử dụng lò xo để căng cùi đề chứ ko sử dụng bộ ly hợp ( clutch ) như cùi đề U6000 và U8000 nên sẽ ko êm như 2 dòng trên
Giò dĩa dòng U4000 được thiết kế với nhiều tùy chọn để thích hợp với nhiều dòng xe giá thấp, bao gồm :
- Giò 1x cốt vuông với các tùy chọn 40 / 42 / 32 / 30T
- Giò 2x cốt vuông với các tùy chọn 40-26 hoặc 36-22T
- Giò 2x cốt rỗng với các tùy chọn 40-26 hoặc 36-22T


 

Bình luận

Nam Trần 14/07/2023

Cuối cùng e cũng tìm đc một web nói về dòng Cues :))))))
Thanks sốp :v

Nam 14/07/2023

Cuối cùng e cũng tìm đc một web nói về dòng Cues :))))))
Thanks sốp :v