[Review] Review vỏ xe đạp Maxxis Ikon 29x2.35 3C EXO TR MaxSpeed sau hơn 1 năm sử dụng

Hôm nay mình sẽ review về cặp vỏ xe mình đang sử dụng trên cả 2 chiếc xe đạp của mình : Em MTB Scott phuộc nhún dành cho đi offrroad nặng và em MTB LKLM Muskeeter phuộc đơ dành cho đi loanh quanh và offroad nhẹ .
 


Mục đích của 2 chiếc xe và cấu hình đều hoàn toàn khác nhau, nhưng có 1 điểm chung là mình đều sử dụng cặp vỏ Maxxis Ikon 29x2.35 3C EXO TR trên cả 2 ( Maxxis Ikon có nhiều dòng, dòng mình đang dùng là bản cao nhất với tất cả các công nghệ của Maxxis ) vì mình thấy dòng này rất phù hợp với nhu cầu của mình : chạy hỗn hợp, chạy offroad, chạy đường nhựa đều ổn
 

Dòng Ikon này gồm có 4 size là 2.0 / 2.2 / 2.3 / 2.6WT với các công nghệ :
+ 3C MaxxSpeed

3C MaxxSpeed là công nghệ kết hợp 3 lớp hợp chất vỏ của Maxxis, thường được sử dụng cho các dòng vỏ XC nhằm giảm lực cản lăn ( rolling resistance ) và tăng độ bám đường ở 2 bên khi vào cua. Ở vị trí trung tâm vỏ Maxxis sử dụng lớp hợp chất cứng để tăng độ lướt, còn 2 bên thành vỏ sử dụng lớp hợp chất mềm để tăng độ bám khi vào cua

+3C MaxxTerra

3C MaxxTerra là công nghệ kết hợp 3 lớp hợp chất vỏ của Maxxis, các sắp xếp các lớp hợp chất của Terra cung cấp nhiều lực kéo hơn Speed và bám đường hơn, nhưng lực cản lăn thấp hơn Speed, phù hợp cho các cung đường chạy Trail

+EXO Protection 

Công nghệ bảo vệ EXO là 1 lớp bảo vệ thành vỏ, giúp chống đá chém, phù hợp cho các cung đường Gravel, XC và Trail nhẹ

+TR : Tubeless Ready - Hỗ trợ đi vỏ không ruột
 

Bản thông số của Maxxis, có thể thấy Rolling Speed hay là gọi nôm na là độ lướt của bánh khá cao

Cả 2 xe mình đang đi đều là 29 x 2.35 ,nhiều bạn nghe 2.35 thì tưởng to và nặng, nhưng thật ra mình lại đạp thấy rất lướt. Nặng ở đây có 2 định nghĩa, 1 là nặng về trọng lượng, 2 là nặng khi đạp, hay còn gọi là lực cản lăn ( rolling resistance )

Vỏ càng to thì càng nặng, cái này đúng về trọng lượng

Vỏ mình đang đi là khoảng 800gram / cái

Nhưng vỏ to chưa chắc là đã đạp nặng, vì nó tùy thuộc vào thiết kế gai vỏ

VD như con Innova Transformer này tùy nhỏ hơn, trọng lượng nhẹ hơn, nhưng khi đạp sẽ nặng hơn do nó có  rolling resistance thấp hơn con Ikon vì gai cao hơn, mềm hơn và thưa hơn Ikon

Còn đây là thiết kế gai của con Ikon, hàng gai giữa được thiết kế sát nhau và cứng, nên khi chạy đường nhựa thì nó vẫn lướt, mình có thể chạy đều dc tốc độ 30kmh với Ikon mà ko cảm thấy mệt. Còn khi chạy vào đường offroad, hoặc bo cua, thì các gai 2 bên mới tiếp xúc với mặt đường. Các gai 2 bên cũng được chế tạo mềm hơn lớp gai giữa để tăng độ bám khi bo cua và offroad

Nhìn chung thì Ikon đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu của mình khi chạy hỗn hợp, từ đường nhựa
 

đường đá mi

Đường đá nặng đô

Đường sình
 

Sình nhẹ thôi chứ sình kiểu này thì thua
 

Đường ko có đường

Nhìn chung thì Ikon là 1 dòng vỏ chạy hỗn hợp ngon, mình đã chạy qua Schwalbe Rocket Ron và từ khi chuyển qua Ikon thì ko còn suy nghĩ gì về Schwalbe nữa

Các ưu điểm của Ikon :
- Chạy hỗn hợp được nhiều địa hình
- Độ trớn tốt
- Bám đường tốt, bo cua yên tâm ko có hiện tượng trượt bánh
- Kiểm soát thắng tốt ( thắng gấp lết bánh nhưng vẫn kiểm soát được chứ ko trượt bánh )
- Ít ăn đinh, hình như mới thủng bánh có 1 lần
- Ra vô vỏ dễ hơn Rocket Ron, con Rocket Ron mỗi lần ra vô vỏ là ác cmn mộng vì rất cứng. Mình nhớ mãi cảm giác bị 1 múi mít đi xe đạp điện ngược chiều tông tét ruột, tay thì bị đau do đập xuống đường mà phải ngồi hặm hụi nạy cái vỏ Rocket Ron ra mà méo nạy nổi @.@
- Độ bền tốt : 1 xe mình đi dc hơn 1 năm, 1 xe đi được khoảng 3 4 tháng, gai vỏ vẫn i nguyên. Trong khi Rocket Ron đi dc gần 2 năm là gai 2 bên rụng từ từ hết rồi

Khuyết điểm duy nhất thì chắc là giá hơi mặn thôi @@