[TOUR DE ASEAN 2018] CHAPTER 3 : Maesot - Mandalay

Capture by Nam Nguyen, on Flickr

đã có visa vào Myanmar

Dành cho bạn nào chưa biết : Tuy là 1 nước trong Asean, nhưng Myanmar chỉ free visa khi bạn nhập cảnh bằng đường hàng không, và thời hạn là 14 ngày

Nhập cảnh bằng đường bộ sẽ phải mua visa với giá 50$, thời hạn là 28 ngày. Có thể apply Evisa qua : https://evisa.moip.gov.mm/ hoặc xin visa tại DSQ. Tuy nhiên apply Evisa rất nhanh gọn và chỉ mất 2 ngày để có visa, chỉ cần lên trang web trên điền đủ thông tin và 1 hình 3x4 là xong. Sau đó thanh toán qua Visa card của bx nên ko tốn tiền

Hiện chỉ có cửa khẩu đường bộ Myadwaddy là cho du khách qua, cửa khẩu Tachileck chỉ đc đi loanh quanh 50km quanh cửa khẩu chứ ko dc đi sâu hơn

Myanmar có nhiều vùng hạn chế người nước ngoài và thay đổi liên tục, chủ yếu ở vùng tay bắc Tam giác vàng, và vùng phía đông giáp Ấn Độ, nên tham khảo kỹ nếu đi những vùng xa xôi hẻo lánh

ở Maesot mưa suốt 3 ngày liên tục, lúc này ở VN là cái bão số 4 đổ vô phía Bắc thì phải, bên này ko đến nỗi bão nhưng mưa to + gió rất mạnh nên mình toàn nằm ở ks ngủ

DSC01212 by Nam Nguyen, on Flickr

trời nó cứ đen thui vầy nè nếu ko mưa, gió thì đùng đùng

DSC01211 by Nam Nguyen, on Flickr

trưa đói đói nên đi kiếm gì ăn, thấy 1 xe mì ven đường, hỏi giá nhiêu thì bé chủ quán kêu 50b, thấy hơi đắt, mà sợ mưa nên thôi kêu ăn luôn cho lẹ rồi chạy về

DSC01210 by Nam Nguyen, on Flickr

ai ngờ lúc dọn ra thì mới biết là quá rẻ, vì là mì vịt tiềm, có nguyên 1 cái đùi vịt, cộng với rất nhiều thịt vịt nữa, 1 tô mì vịt tiềm chỉ có cánh hay hay cổ vịt ở VN cũng đã 35k rồi. Ăn ngon lắm

Hôm khác thì lại thấy có quán bán steak nên ghé vào vì cũng ngán đồ Thái

DSC01215 by Nam Nguyen, on Flickr

menu, giá cả rõ ràng

DSC01216 by Nam Nguyen, on Flickr

quán nhỏ, bình dân nhưng gia vị có vẻ chuyên nghiệp

DSC01214 by Nam Nguyen, on Flickr

mình kêu 1 phần salad cá ngừ với 1 phần steak heo . Salad cá ngừ thì bth, nhưng mà steak heo thì ngon. Mà rẻ nữa, 1 phần to đùng có 89b khoảng 60k.

DSC01217 by Nam Nguyen, on Flickr

steak heo rất ngon

2 phần hết 138b, lục ví còn 120b với tờ 1000b, đưa tờ 1000b thì ông chủ kêu đưa tao 120b dc rồi, mà ngại quá nên lục típ thì kiếm dc 15b xu nên gửi ổng luôn

DSC01218 by Nam Nguyen, on Flickr

Ăn xong ra 711 mua lương thực dự trữ cho mai qua Miến

ps. người Thái ghi 39b là đưa 40b họ thối lại 1b, nãy vô 711 mua hết 168.7b đưa 170b dc em gái thối lại 1.5 b tiền xu :|

DSC01219 by Nam Nguyen, on Flickr

mực nướng tại Maesot - 50b/ con, 20b/ xiên

DSC01220 by Nam Nguyen, on Flickr

1 ngôi chùa tại Maesot

Ngày 15 : Maesot - Myawaddy

DSC01213 by Nam Nguyen, on Flickr

sáng tranh thủ ăn sáng cho no tại ks cái rồi check out

39234662_10210178755340449_6826034778148438016_o by Nam Nguyen, on Flickr

ăn xong đạp ra cửa khẩu Maesot cách trung tâm khoảng 6 7km

39155864_10210178755900463_2640670000955785216_o by Nam Nguyen, on Flickr

Check out khỏi Thái khá nhanh gọn, nhưng vừa check out cái là mưa mù trời, băng qua cây cầu này là bước chân qua đất Miến

Qua tới khẩu Miến, vô làm thủ tục thì thằng cha hải quan Miến ko biết đến tháng hay sao, mà nó nhất định ko cho mình đem xe đạp qua, mà hải quan Miến nói tiếng anh như hạch vậy, mình hỏi sao mày ko cho đem xe đạp qua, tao đi cam thái lào có bị gì đâu thì nó chỉ nói dc 1 câu là : Car, Motorbike allow, Bicycle not allow :|

May sao gặp 1 anh địa phương nói dc tiếng anh và rất nice. Ảnh dẫn mình chạy đi vòng vòng hỏi hết chỗ này đến chỗ khác. Ảnh bảo thằng officer này so mean, nhưng mà để tao năn nỉ nó thử coi. Vô năn nỉ ko dc, ảnh lại dắt đi hỏi vòng vòng. Cuối cùng vô 1 phòng kia gặp 1 anh hải quan khác mặc váy yongy nhưng so nice. Ảnh cấp cho 1 cái giấy khai tạm nhập tái xuất cho cái xe đạp của mình. Đóng dấu đầy đủ xong đem qua phòng xuất cảnh đưa cho cha nội kia thì chả mới ok .

Năm ngoái 1 anh bạn đạp xe của mình cũng đã đạp tới Maesot, và chắc cũng gặp thằng cha hải quan tới tháng đó hay sao mà cũng ko qua dc, phải quay đầu trở về

Hướng dẫn :

cổng đóng dấu passport là cổng số 4. Đối diện bên kia là 1 văn phòng có chữ Custom. Đi photo passport, visa 2 bản sau đó vào phòng Custom xin 2 cái giấy kê khai phương tiện kèm theo. Nếu là xe đạp thì ghi rõ brand, màu sắc, sau đó nhờ anh hải quan trong đó đóng dấu rồi đem ngược lại phòng số 4 đóng dấu. Phải giữ cái giấy này cho đến khi check out ra khỏi Myanmar


39208441_10210179503119143_2270087178841227264_o by Nam Nguyen, on Flickr

Cập nhật : lúc check out chả ai hỏi cái giấy này cả, nhưng cứ giữ cho chắc

Cách 2 : Để xe ngoài cửa khẩu, đi bộ vô đóng dấu, sau đó lén dắt xe qua. 1 bạn đã làm cách này và thành công. Nhưng mình khuyên các bạn nên làm theo cách chính quy cho chắc ăn

39261820_10210179502679132_4736070861184827392_o by Nam Nguyen, on Flickr

anh dân địa phương đã giúp đỡ mình rất nhiều, mà ảnh ko đòi hỏi tiền bạc gì cả

Anh địa phương bảo là mùa này rất là dangerous cho tourist, mình cũng ko hiểu dangerous gì nhưng trời thì mưa tầm tã nên thôi quyết định ngồi xe đò tới Mandalay luôn cho khỏe. Anh địa phương dắt ra 1 chành xe bảo 3pm xe chạy. Tầm 1pm mày quay lại là ok. Gửi ảnh 10k kyat vì tất cả

39174721_10210179503439151_5363334239011995648_o by Nam Nguyen, on Flickr

sơ đồ các chuyến xe đi từ Myawaddy

Mới qua thì có cảm giác dân miến ngoài cha hải quan táo bón lúc nãy thì đều nice. Nãy chạy tới chạy lui mình để quên nguyên cái balo với cái nón ngay băng ghế ngồi, gần 15p sau quay lại vẫn còn nguyên. Có 1 chú lớn tuổi đứng đó ra hiệu bảo tao coi chừng dùm mày nãy giờ đó

Lúc ngồi chờ anh dân địa phương đi photo giấy tờ dùm thì dc 1 chú khác đem cafe và bánh ra mời, mà lúc đó chưa đổi tiền với mới qua nên ko dám ăn.

39173267_10210179503919163_7213273135544532992_o by Nam Nguyen, on Flickr

Vô đến Myawaddy đi mua sim. 2k kyat cho sim và 6k kyat cho 4GB xài trong 30 ngày. Tính ra khoảng 130k vnd, vẫn rẻ so với Thái .

Mua sim xong thì vào bank đổi 200$ ra kyat

Tỉ giá là 100$ ăn 147.400 kyat tính ra 1k kyat ăn 16k vnd

3pm xe mới chạy, nên đạp lòng vòng Myawaddy

DSC01221 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01222 by Nam Nguyen, on Flickr

chợ ở Myawaddy, bán đồ y như bên chợ VN vậy

DSC01224 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01223 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01225 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01226 by Nam Nguyen, on Flickr

1 ngôi chùa ở Myawaddy, Myawaddy chỉ là 1 thị trấn nhỏ ở biên giới, mà chùa cũng hoành tráng ghê

20180815_131519 by Nam Nguyen, on Flickr

đang dạo dạo thì mưa lại như trút nước, nên lủi vào 1 quán teashop bên đường, mấy quán này vừa bán cơm, đồ ăn, nước uống, nhưng đa số đều gọi là teashop

DSC01227 by Nam Nguyen, on Flickr

kêu 1 ly trà sữa Miến uống xem sao, ly này 1k kyat, lúc đầu tưởng bình thường, nhưng sau này đi mới biết là chỗ này bán mắc, vì ly này giá chỉ 500kyat thôi

à kể từ giờ mình sẽ dùng đơn vị là kyat, giá 1k kyat = 16k vnd nhé

DSC01228 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01229 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01230 by Nam Nguyen, on Flickr

có bán cơm, bánh ngọt đủ thứ, nhưng ko đói lắm nên ko ăn, có wifi nữa, dù hơi tệ, chỉ vừa đủ để đọc báo thôi, nhưng wifi bên Miến nhìn chung đều tệ như nhau, có 3G thì nhanh

39242262_10210179824047166_1847369007145943040_o by Nam Nguyen, on Flickr

Vé xe đi Mandalay, 3pm xe chạy. Tầm 6g sáng tới. Giá vé là 23k kyat cho người và 15k kyat cho xe đạp. Vé người thì ok mà vé xe đạp hơi đắt . Trong các nhà xe mình đi bên Miến thì mình thấy nhà xe này là ok nhất luôn

Bắt đâu thấy hơi đói, trước cửa nhà xe có chị này bán bánh chiên, nên mua 1k kyat ăn thử

DSC01231 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01232 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01233 by Nam Nguyen, on Flickr

chị này nhìn giống người Ấn, ko phải người Miến, mà kế bên cũng có 1 anh y chang người Ấn bán món này, chắc món này của người Ấn

DSC01234 by Nam Nguyen, on Flickr

Mua 1k dc 1 bịch to lắm, mình nói cho đủ loại, nhưng ăn thấy chỉ có loại tam giác và loại dài dài ngon, có nhân bắp mỹ ở trong ăn giòn giòn ngọt ngọt, còn loại tròn tròn ăn ngán lắm

Mà chị đó thấy mình chụp hình xong thì còn bốc cho thêm mấy cái cho thêm 

20180815_143346 by Nam Nguyen, on Flickr

xe yên vị vô chuồng

20180815_144834 by Nam Nguyen, on Flickr

xe mới, máy lạnh phà phà, thậm chí là quá lạnh

20180815_145506-01 by Nam Nguyen, on Flickr

có kèm theo gối hồng chấm bi nam tính, mình thích  , mà ngồi xe có cái gối này dễ ngủ lắm

Đúng 3pm là xe chạy, vừa ra khỏi Myawaddy là bắt đầu vô đèo, xe chạy lên đèo khá chậm vì trời mưa, đường đèo nhỏ và ngoằn ngèo, mà chưa gì mình đã thấy 1 vụ tai nạn trên đèo, nhưng nhẹ à, 2 xe tông nhâu nhưng chỉ móp nhẹ phía trước

đến tầm 6pm thì xe ngừng cho ăn tối

DSC01240 by Nam Nguyen, on Flickr

quán bình dân ven đường thôi nhưng nhìn khá sạch sẽ

Mình vô kêu 1 phần chả cá kho, hỏi giá thì kêu là 1k kyat, bất ngờ là em ấy dọn ra 1 đống món như vầy

DSC01235 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01236 by Nam Nguyen, on Flickr

cơm thì bao no

DSC01237 by Nam Nguyen, on Flickr

dĩa chả cá kho của mình đây

DSC01238 by Nam Nguyen, on Flickr

các món ăn kèm

DSC01239 by Nam Nguyen, on Flickr

cỏ cả trầu

mình hỏi vầy là sao, thì em phục vụ ra dấu bảo mày trả 2.5k kyat thì mún ăn sao thì ăn, gọi là ăn buffet.

Thấy quá hời nên trả luôn 2.5k kyat, ăn no căng bụng tính ra có khoảng 40k mà ăn cả chục món. Mà trong tất cả những quán các nhà xe ngừng cho ăn dọc đường thì quán này là ngon mà rẻ nhất luôn, mấy quán khác cũng 2.5k, 2k mà đồ ăn có chút xíu, lại ko ngon bằng

20180815_165515 by Nam Nguyen, on Flickr

h mới hiểu tại sao anh dân địa phương nói mùa này đạp xe nguy hiểm, đường bên Miến đoạn từ Myawaddy đi HPA - An cực xấu. Nghĩ lại trong cái rủi cũng có cái hên, vì nếu ko bị thằng cha hải quan kiếm chuyện, làm trễ mất 2 tiếng, và ko gặp anh dân địa phương, thì mình đã đạp từ Myawaddy đi HPA-An rồi, thấy đường có 130km hơn

20180815_174829 by Nam Nguyen, on Flickr

đường toàn sình và ổ voi thôi

20180815_180913 by Nam Nguyen, on Flickr

nhiều đoạn nước ngập đến nửa bánh xe

20180815_170648 by Nam Nguyen, on Flickr

à bên Miến đi xe bus thì nên lựa nhà xe nào có in chữ và logo Scania, tức là xe xịn và ngon

xe chạy rất chậm vì đường nhỏ và xấu, và đến 7pm thì ngừng luôn ko nhúc nhích

20180815_194216 by Nam Nguyen, on Flickr

mình nhảy xuống xe đi tè thì thấy kẹt dài dài luôn

20180815_195810 by Nam Nguyen, on Flickr

ngồi trên xe ko biết làm gì nên lấy tablet ra nằm coi The Quiet Place down về bữa h mà chưa xem, công nhận hợp ghê luôn, xung quanh thì tối thui, le lói vài ánh đèn, và im lặng đến đáng sợ 

Coi hết fim đến gần 11pm xe vẫn ko nhúc nhích nên ngủ luôn

20180816_054914 by Nam Nguyen, on Flickr

ngủ tới 6 7am gì đó dậy thì vẫn ko nhúc nhích dc tí nào, dc em trai phục vụ phát cho thêm nước, khăn lạnh và kem bàn chải đánh răng, ah lúc lên xe cũng dc phát sữa và bánh nữa nha

20180816_055059 by Nam Nguyen, on Flickr

bước xuống 1 phát là thế này

20180816_055223 by Nam Nguyen, on Flickr

xe nối đuôi nhau chắc phải mấy km

20180816_060216 by Nam Nguyen, on Flickr

em trai phục vụ rất dễ thương và nhiệt tình

20180816_060201 by Nam Nguyen, on Flickr

ko biết ẻm mua ở đâu dc 1 bịch 4 cái bánh chiên, ẻm cho mình 2 cái ăn sáng

1 lúc sau thì lai thấy khiêng về 1 thùng nước to để ngay cửa xe để mọi người lên xuống rửa chân, rồi lại đi giặt giẻ lau sạch hết cái sàn xe, mà cứ tầm vài tiếng là lại đi lau lại vì người đi lên đi xuống 1 lúc là lại dơ

20180816_060739 by Nam Nguyen, on Flickr
20180816_071431 by Nam Nguyen, on Flickr

bà con ai cũng ra ngoài ngồi 

20180816_090758 by Nam Nguyen, on Flickr

may sao đến tầm 9am thì bắt đầu nhúc nhích dc, nhưng cứ lết dc vài chục m thì lại phải ngừng, mà nhọ cái là đi dc gần 200m thì xe bể bánh trước cái đùng 

20180816_092545 by Nam Nguyen, on Flickr

thế là mấy em trai lại phải nhảy xuống thay bánh

20180816_091012 by Nam Nguyen, on Flickr

đoạn này vừa dốc, vừa sình nhão ko, nên gần như ko xe tải nào chạy qua nổi


20180816_092124 by Nam Nguyen, on Flickr

20180816_092418 by Nam Nguyen, on Flickr

xe tải này nó quay bánh bốc khói luôn mà ko qua dc

20180816_093605 by Nam Nguyen, on Flickr

phải nhờ xe ủi đẩy hộ

20180816_093836 by Nam Nguyen, on Flickr

chiếc này thì kéo

thay bánh xe gần 2 tiếng mới xong, xe lại tiếp tục lết như rùa bò, đến trưa thì ngừng avào 1 quán tạp hóa ven đường

20180816_112945 by Nam Nguyen, on Flickr

trời mưa rất to, mấy em tài xế tranh thủ tắm rửa, vì thay bánh xe xong em nào cũng như mới tắm bùn ra

20180816_114116 by Nam Nguyen, on Flickr
20180816_115319 by Nam Nguyen, on Flickr

quán chỉ có mì gói và trứng, giá là 500kyat / tô

20180816_165824 by Nam Nguyen, on Flickr
20180816_180635 by Nam Nguyen, on Flickr

em tài xế vào tạp hóa mua nước ngọt và bánh phát cho mọi người, dù kẹt xe, lịch trình trễ đúng 1 ngày, nhà xe chắc chắn là lỗ, nhưng mà họ vẫn phục vụ khách rất nhiệt tình và vui vẻ

20180816_180003 by Nam Nguyen, on Flickr

đến 3 4pm thì lại kẹt tiếp

20180816_181406 by Nam Nguyen, on Flickr

phía trước có công nhân đang sửa đường

20180816_181716 by Nam Nguyen, on Flickr

có cả lính có súng đi kèm luôn nhé

20180816_182240 by Nam Nguyen, on Flickr

coi hết fim rồi nên đọc tiến sĩ Slum cho đỡ bùn :(

20180816_181851 by Nam Nguyen, on Flickr

trên xe có ổ điện, nên xài tẹt ga

cứ đi rồi ngừng, rồi lết như vậy, thì đến 7pm hơn thì ra dc đến đoạn đường nhựa, tức là 100km đi xe bus mất 28 tiếng, vậy mà hôm qua mình tính đạp 130km trong vòng 10 - 12 tiếng  , quyết định ngồi xe bus thật là sáng suốt, vì mưa sấp mặt + đường sình như vậy thì chỉ có dắt chứ ko cách chi mà đạp dc, mà đường thì 2 bên rất vắng vẻ và thưa thớt nhà dân

20180816_212548 by Nam Nguyen, on Flickr

ra tới ql thì xe ngừng cho ăn, mà hok đói lắm nên ko ăn

20180816_220245 by Nam Nguyen, on Flickr

lên xe thì lại dc phát bánh

ra dc tới đường nhựa thì vô dc cao tốc, xe chạy bon bon, đến 5g hơn thì đến dc Mandalay, trễ đúng 24 tiếng so với lịch trình

Ngày 17 - 18 : Lòng vòng Mandalay

20180817_063217 by Nam Nguyen, on Flickr
20180817_063230 by Nam Nguyen, on Flickr

tới Mandalay thì tấm 5g hơn, ráp xe này nọ thì khoảng 6am xong, bắt đầu đạp đi tìm chỗ ngủ

Từ bến xe vô trung tâm khoảng 7km, mà vừa bắt đầu đạp thì mưa xối xả luôn

Mình địa trước qua rv của tụi khoai tây thì tìm dc 2 chỗ dorm, 1 chỗ guesthouse, đạp tới cái Ace BnB thấy dc tụi khoai tây review khá cao xem sao

TRời mưa rất to, đạp mà ướt tèm mẹp, gần tới chỗ Ace thì mình tấp vô trong mở điện thoại ra coi lại map thì có 1 anh tài xế taxi đang đậu xe trên đường, thấy vậy ảnh mở cửa, cầm dù chạy ra hỏi mày cần tìm chỗ nào tao chỉ cho

Đưa điện thoại cho ảnh coi thì ảnh chỉ rất nhiệt tình, trời mưa to mà cầm dù đi hẳn ra ngã tư đứng chỉ mày quẹo vầy quẹo vầy là tới. Cám ơn ảnh rồi đi tiếp, thấy vui vì sao người Miến nhiệt tình quá

20180817_071908 by Nam Nguyen, on Flickr
20180817_071915 by Nam Nguyen, on Flickr

cuối cùng cũng tìm dc

20180817_071904 by Nam Nguyen, on Flickr

vô thấy hơi nản, vì ko có chỗ để xe mà phải để ngoài đường như vầy

20180817_071920 by Nam Nguyen, on Flickr

vô coi thì thấy cũng sạch sẽ chuyên nghiệp

20180817_074713 by Nam Nguyen, on Flickr

có toalet chung, và toalet riêng trong phòng, phòng dorm 8 giường

20180817_074728 by Nam Nguyen, on Flickr

có locker

20180817_074834 by Nam Nguyen, on Flickr
20180817_075628 by Nam Nguyen, on Flickr

phòng cũng ok, nên thôi thuê luôn, hỏi giá nhiêu thì kêu 7$, mình thấy hơi cao do cái guesthouse kia phòng có 10$ à, mà phòng riêng chứ ko phải dorm, nhưng mà mưa to quá nên lười, thế là thuê luôn, cũng lại 1 sai lầm

7$ tính ra kyat có khoảng 10 - 10500kyat, mà ở đây nó tính thành 11.700 kyat, ở 3 đêm mất 35,100kyat

Mà chỗ này nam nữ ngủ lẫn lộn, lúc mình vào là trong phòng có 2 bé người Cam, trong đó 1 bé tròn tròn mũm mĩm, 1 bé mình dây tóc dài đeo kính khá là xinh, lúc mình mở cửa vào thì bé mũm mĩm vừa tắm xong còn quấn khăn tắm đi long nhong trong phòng

20180817_074805 by Nam Nguyen, on Flickr

hôi ngại nên ko dùng phòng tắm trong phòng mà dùng phòng bên ngoài, giặt đồ rồi đem phơi

dc 1 lúc thì lại có 5 bé người Tây Ban Nha check in vào, coi như phòng 8 mạng thì mình ở chung với 7 em iu quái nhền nhện 

20180817_091808 by Nam Nguyen, on Flickr
20180817_091815 by Nam Nguyen, on Flickr

Mấy em Tây cũng vừa từ Yangon tới, mệt quá nên em nào em nấy ngủ lăn lóc, có 1 em đi Mandalay xong thì bay qua HN đi Sapa, 4 em kia thì đi về, mình bảo mùa này đi Sa Pa nguy hiểm lắm, mưa gió ko à, ẻm cám ơn rồi kêu để tao qua tới HN rồi coi tình hình sao

DSC01242 by Nam Nguyen, on Flickr

Tắm rửa xong thì xuống dưới ngồi lên lịch tham quan ở Mandalay, wifi ở đây cực tệ, ko vào dc luôn, toàn phải dùng 3G phát

DSC01243 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01244 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01245 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01246 by Nam Nguyen, on Flickr

vài tấm hình khác ở khu reception, nhưng nói chung là mình éo ưa chỗ này

DSC01247 by Nam Nguyen, on Flickr

hôm đó cũng là hôm Note9 ra mắt thì phải, mình thì vẫn xài Note8 mượn của vợ, thật đau xót 

Lên list, vẽ track, search thông tin thì thấy có xe lửa từ Mandalay đi Bagan, ga xe lửa lại ngay sát chỗ mình ở, nên quyết định đổi plan thành ngồi xe lửa đi Bagan chứ ko đạp

Lên phòng thì thấy máy lạnh bị tắt, kiếm ko ra remote chạy xuống hỏi thì nó bảo máy lạnh chỉ mở từ 6pm đến 9am, dm, thế sao ko nói ngay từ đầu, từ đầu biết vậy đã éo ở, lúc vào mình cẩn thận hỏi có wifi, air, breakfast chứ thì nó gật đầu kêu có, kết quả là wifi éo vào dc, máy lạnh thì giới hạn

DSC01249 by Nam Nguyen, on Flickr

đạp ra ga mua vé tàu cái đã

DSC01250 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01251 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01252 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01253 by Nam Nguyen, on Flickr

ga xe lửa bên Miến, mình chưa vô ga xe lửa bên VN bao giờ nên ko biết có giống ko

Vô hỏi mua thì ông bán vé bảo 7am là tàu chạy, mày cứ tới trước 30p là ok, ko cần mua vé trước

DSC01241 by Nam Nguyen, on Flickr

gặp 1 đoàn chú tiểu chắc vừa đi khất thực về, thấy bên Miến chú tiểu rất đông, đông hơn bên Thái nhiều

DSC01254 by Nam Nguyen, on Flickr

quyết định hôm nay đi tham quan hoàng cung Mandalay trước

1 vài thông tin về Mandalay cho ban nào quan tâm :

Quote:
Mandalay (tọa độ 21°58′B 96°04′Đ) là thành phố lớn thứ 2 tại Myanma (Miến Điện) với dân số 927.000 người năm 2005, vùng đô thị bao gồm các địa phương xung quanh là 2,5 triệu người. Đây là kinh đô của hoàng triều cuối cùng của Miến Điện và là thủ phủ của Vùng Mandalay. Sông Ayeyarwady chảy phía tây, ôm lấy thành phố. Mandalay cách thành phố Yangon 716 km về phía bắc. Mandalay nằm ở trung tâm của vùng khô Myanma. Mandalay là trung tâm kinh tế của Thượng Miến Điện và được coi là trung tâm của nền văn hóa Miến Điện. Một dòng liên tục của những người nhập cư Trung Quốc, chủ yếu là từ tỉnh Vân Nam, trong hai mươi năm qua, đã định hình lại cơ cấu dân tộc của thành phố và gia tăng thương mại với Trung Quốc[6][7]. Mặc dù gia tăng gần đây của Naypyidaw, Mandalay vẫn là trung tâm chính về thương mại, giáo dục và trung tâm y tế của Thượng Miến Điện.

Như phần lớn cố đô (và thủ đô hiện tại) của Miến Điện, Mandalay được thành lập trên những mong muốn của người cai trị vào thời kỳ đó. Ngày 13 tháng 2 năm 1857, vua Mindon thành lập một thủ đô hoàng gia mới ở chân núi Mandalay, bề ngoài là để thực hiện một lời tiên tri về sự ra đời của một đô thị của Phật giáo trong đó vị trí chính xác trên nhân dịp lần thứ năm thánh của Phật giáo 2400[8].


King Mindon là người sáng lập thủ đô hoàng gia Mandalay

Một thành lũy ở cung điện Mandalay
Địa điểm của thành phố thủ đô mới có diện tích 25,5 dặm vuông (66 km²), bao quanh bởi bốn con sông. Kế hoạch vạch ra một thành vuông bố trí lưới 144 ô vuông, giữa là một khối vuông 16 cung điện hoàng gia hợp chất lấy đồi Mandalay làm trung tâm[9]. 1020 mẫu Anh (413 ha) thành được bao quanh bởi bốn 6.666 feet (2.032 m) bức tường dài 210 ft và một con hào rộng 64 m và sâu 4,6 m. Trong khoảng cách 169 m dọc theo bức tường, là tháp pháo với ngọn tháp dát vàng có đồn canh[10]. Các bức tường có ba cửa trên mỗi bên, và năm cầu băng qua con hào. Ngoài ra, nhà vua cũng cho xây chùa Kuthodaw, các sảnh tôn phong cao ơn Pahtan-haw Shwe Thein, Zayats Thudhamma hoặc nhà công cho giảng thuyết, và các thư viện cho các kinh điển Phật giáo. Trong tháng 6 năm 1857, cựu hoàng cung của Amarapura đã bị tháo dỡ và di chuyển bằng voi đến vị trí mới ở chân của đồi Mandalay mặc dù xây dựng tổ hợp cung điện được chính thức hoàn thành chỉ hai năm sau, ngày thứ hai 23 tháng 5 năm 1859. Trong 26 năm tiếp theo, Mandalay là thủ đô hoàng gia cuối cùng của vương quốc Miến Điện cuối cùng độc lập trước khi bị người Anh thôn tính. Mandalay không còn là thủ đô vào ngày 28 tháng 11 năm 1885, khi người Anh buộc vua Thibaw và Supayalat hoàng hậu phải sống lưu vong, kết thúc chiến tranh Anh-Miến Điện lần thứ ba.
DSC01255 by Nam Nguyen, on Flickr

bên kia con hào là cố cung Mandalay, nói thật là so về độ hoành tráng và quy mô, thì cố đô Huế ko thể bằng được

DSC01256 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01257 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01258 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01259 by Nam Nguyen, on Flickr

bồ câu đậu đầy đường

DSC01260 by Nam Nguyen, on Flickr

lối vào cố cung cũng có 4 cổng, nhưng chỉ có 1 cổng là vào dc dành cho du khách, như cổng này mình chạy vào thì bị 1 anh lính chặn lại và bảo mày là du khách thì đi cổng phía kia kìa

DSC01261 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01262 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01263 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01264 by Nam Nguyen, on Flickr

hào nước rất rộng và sâu

DSC01265 by Nam Nguyen, on Flickr

trước mỗi cổng chính đều có các tấm bình phong để phòng thủ và các tháp canh

DSC01266 by Nam Nguyen, on Flickr

xa xa là đồi Mandalay

DSC01267 by Nam Nguyen, on Flickr

tường thành bao quanh cung điện, cao chắc phải gấp 2 gấp 3 tường thành kinh thành huế

DSC01268 by Nam Nguyen, on Flickr

Closeup 1 bông hoa ở chân tường thành

DSC01269 by Nam Nguyen, on Flickr

đây là cổng vào

DSC01270 by Nam Nguyen, on Flickr

có lính mang súng đứng gác khắp nơi nhé

Để vào bên trong thì bạn sẽ phải mua vé, giá là 10k kyat, và bị giữ lại passport, đi ra mới dc trả lại, nên đừng có dại dột mà vô đó khắc tên lên tường kiểu : XXX đã tới đây nha, lạng quạng vô đồn nằm liền đó

Vài thông tin về cố cung Mandalay :

Quote:
Hoàng cung Mandalay, tọa lạc tại Mandalay, là cung điện hoàng gia cuối cùng của triều đại Miến điện. Cung điện được xây dựng từ năm 1857 đến nằm 1859. Hoàng cung được xây dưng như 1 pháo đài với tường thành và 1 con hào bao quanh. Kiến trúc dc xây dựng theo thiết kế truyền thống của người Miến Điện, với nhiều tòa tháp. Hướng chính của cung điện quay về phía Đông 

Cung điện là nơi ở của vua Mindon và vua Thibaw, 2 vị vua cuối cùng của triều đại Miến Điện. Cung diện chính thức thất thủ vào ngày 28/11/1885 trong cuộc chiến Anh- 
Miến lần thứ 3 khi lực lượng Burma Field Force ( ko hiểu cái này là phe nào, nhưng chắc chắn là thuộc phe Anh ), tiến vào cung điện và bắt giữ gia đình hoàng tộc. Sau khi chiếm được cung điện, người Anh đổi tên thành Pháo đài Dufferin, dựa vào tên của vị toàn quyền Ấn Độ lúc bấy giờ. Trong suốt thời gian bị nước Anh chiếm đóng thì cung điện Mandalay vẫn là biểu tượng của chủ quyền và bản sắc dân tộc của người Miến

Phần lớn cung điện đã bị phá hủy bởi bom của phe Đồng Minh trong WW2, chỉ còn lại 2 tòa tháp chính và tường thành bao quanh. Vào năm 1990 cung điện được phục chế với các vật liệu hiện đại. Nguyên liệu để xây dựng cung điện khi xưa chủ yéu sử dung gỗ Tek rất dồi dào tại Miến Điện

dịch từ wiki
DSC01271 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01272 by Nam Nguyen, on Flickr

bản thân khu cung điện ngày nay vẫn là 1 pháo đài với rất nhiều doanh trại quân đội đóng xung quanh, và bạn chỉ có thể đi thẳng 1 đường vào khu cung điện chính thôi chứ ko đi dọc đi ngang đượ đâu

DSC01273 by Nam Nguyen, on Flickr

có dịch vụ cho thuê xe đạp, nhưng xe đạp của mình thì bị bắt để ở ngoài  , tuy nhiên đi bộ cho khỏe, có vài trăm mét ah

DSC01274 by Nam Nguyen, on Flickr

chỉ dc đi thẳng ko dc quẹo trái quẹo phải gì hết

DSC01275 by Nam Nguyen, on Flickr

bắt đầu vào khu vực cố cung, có tường gạch phòng thủ

DSC01276 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01277 by Nam Nguyen, on Flickr

2 tòa tháp còn nguyên vẹn, mình nghĩ do hồi xưa cung điện xây bằng gỗ, nên cháy 1 cái là cháy sạch, còn cái nào bằng gạch thì còn nguyên

DSC01279 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01280 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01281 by Nam Nguyen, on Flickr

cổng vào

DSC01283 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01284 by Nam Nguyen, on Flickr

mặt cắt sơ đồ cung điện

DSC01285 by Nam Nguyen, on Flickr

tượng vua Mindon và hoàng hậu

DSC01286 by Nam Nguyen, on Flickr

bản đồ khu cung điện Mandalay

DSC01287 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01288 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01289 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01290 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01291 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01292 by Nam Nguyen, on Flickr

Mặc dù cũng bị tàn phá do chiến tranh, nhưng người Miến đã phục dựng lại gần như nguyên bản cố cung của ho, mình tự hỏi tại sao người VN lại ko thể làm dc với cố đô Huế. Nói thật cảm giác vô tham quan cố đô Huế là 1 nỗi thất vọng xen với nỗi buồn, vì nó chả có gì, và chả còn gì để tham quan

DSC01293 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01294 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01295 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01296 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01298 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01300 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01301 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01302 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01304 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01305 by Nam Nguyen, on Flickr

trong khu hoàng cung có 1 bảo tàng, nên mình vào tham quan, ko tốn tiền

DSC01306 by Nam Nguyen, on Flickr

Lotus throne, nhìn ko ngầu bằng Iron Throne  , nhưng chỉ còn tranh vẽ thôi, ngôi báu thật chắc bị mất hoặc cháy rồi

DSC01307 by Nam Nguyen, on Flickr

bảo tàng trưng bày rất nhiều các tượng, phù điêu, vật dụng cổ của hoàng gia Miến Điện ngày xưa

DSC01308 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01309 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01310 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01311 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01312 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01313 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01314 by Nam Nguyen, on Flickr

2 bức tranh mạ vàng, nhưng ko hiểu sao phần mặt đều bị xóa đi mất

DSC01315 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01316 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01318 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01319 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01320 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01321 by Nam Nguyen, on Flickr

Kiếm của người Miến

DSC01322 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01323 by Nam Nguyen, on Flickr

Vật dụng hoàng gia, hình như bằng đồng

DSC01324 by Nam Nguyen, on Flickr

mấy cái này thì bằng vàng

DSC01325 by Nam Nguyen, on Flickr

rất tinh xảo

DSC01326 by Nam Nguyen, on Flickr


quy hoặch hoàng cung cổ Mandalay, trình độ quy hoặch của VN thời đại rực rỡ nhất của dân tộc phải gọi bằng cụ

DSC01327 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01328 by Nam Nguyen, on Flickr

gương to hơn cả người 

DSC01329 by Nam Nguyen, on Flickr

sách cổ của người Miến, dc mạ vàng

DSC01330 by Nam Nguyen, on Flickr

tàu của người Miến

DSC01331 by Nam Nguyen, on Flickr

sách được viết trên lá cọ

DSC01332 by Nam Nguyen, on Flickr

trang phục của quan lại

DSC01333 by Nam Nguyen, on Flickr

váy Longyi, của hoàng gia nên nhìn kiểu cách hơn bây giờ

DSC01334 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01335 by Nam Nguyen, on Flickr

bộ đồ của mấy ông quan nhìn lại giông giống Đại Việt Empire

DSC01336 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01337 by Nam Nguyen, on Flickr

Giường bằng thủy tinh, đặt mua từ Pháp và ship về . Mà nhìn cái giường thì có vẻ người Miến cổ cũng khá nhỏ con, chắc tầm 1m5 thôi

DSC01339 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01338 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01340 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01341 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01342 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01343 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01344 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01345 by Nam Nguyen, on Flickr

bé tóc dài trong hình xinh lắm nha, mà tiếc là em đã là mẹ người ta rồi 

DSC01346 by Nam Nguyen, on Flickr

tham quan xong thì nhớ trả cái thẻ này để lấy lại passport

DSC01347 by Nam Nguyen, on Flickr

lúc dắt xe ra thì anh lính này vẫy tay chào, nên lại chụp với ảnh 1 tấm, mà ko hiểu sao lúc chụp hình thì ảnh lại hình sự lòi, nhưng coi hình thi lại khoái, cười, kêu mày giống người Miến, giống tao 

Nói thêm về cảm nhận của mình về Miến . Miến trước giờ là 1 nước quân phiệt, giờ tuy mang tiếng đã mở cửa, nhưng vẫn chỉ hình thức thôi chứ mình vẫn thấy quân đội hiện diện khắp nơi, cảnh sát rất ít và đa số là cảnh sát giao thông.

Mấy anh lính Miến anh nào anh nấy đen thui, nhìn khắc khổ và bụi bặm, và có vẻ rất dữ, nhưng qua tiếp xúc thì lại thấy họ rất hiền, ko biết tướng và tá Miến như thế nào, nhưng lính Miến thì nice. Nói chuyện nhỏ nhẹ lịch sự. Anh lính trong hình mình đạp xe qua thì ảnh vẫy tay chào và cười, nên lại chụp chung 1 tấm, mà chả hiểu sao lúc chụp thì ảnh lại làm mặt rất hình sự, dù chụp xong coi hình thì lại rất khoái, cười tiếp

THam quan ong thì cũng đói, nên kiếm gì ăn, thấy 1 quán cơm vỉa hè nên ghé vào

DSC01352 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01351 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01348 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01349 by Nam Nguyen, on Flickr

1 phần cơm như hình có giá 500 kyat, khoảng 8k VND

Lúc đầu vô hỏi giá, lấy dth ra bấm 1000 kyat thì bà chủ xua tay, đưa số 1, rồi đưa số 5. Mình nghĩ 1,500kyat khoảng 24k vnd, thấy cũng dc, ko phàn nàn gì

Khuyết điểm là cơm, đồ ăn đều ít, phải kêu 1 dĩa cơm thêm, dc chan thêm 1 miếng nước thịt. Có trái gì giống trái cà tím mà nhỏ xíu, ăn hơi nhẫn nhẫn nhưng ngọt hậu, cũng ngon

Ăn xong đưa tiền bà chủ lấy có 700 kyat :|. Tức là nãy ý bả bảo 1 phần là 500 kyat, ko phải 1500 kyat

Vậy mà tụi tây toàn kêu la Miến đồ ăn đắt, thằng Tây năm ngoái gặp ở Houxay bảo tao bên Miến ăn toàn 2,3$/ bữa. 2 vợ chồng ngừoi Đức gặp gần Maseot thì bảo tụi tao ở ks 1600b/ đêm

Tây đi bụi gà hơi ta đi bụi nhiều )

Ăn xong về ks ngủ rồi chiều đi Jade Market chơi

DSC01353 by Nam Nguyen, on Flickr

Jade Market - chợ ngọc. Miến Điện là quốc gia nổi tiếng về Jade - Ngọc Thạch, tuy nhiên mình thì gà + nghèo nên chỉ đi ngó nghiêng cho biết chứ ko mua bán gì

DSC01354 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01355 by Nam Nguyen, on Flickr

cái này là vỉa hè thôi

DSC01356 by Nam Nguyen, on Flickr

đây mới là bên trong chợ, nhưng có vẻ như hôm nay ko có họp, thấy nhiều sạp đóng cửa

DSC01357 by Nam Nguyen, on Flickr

tuy nhiên sạp nào mở thì cũng rất đông và huyên náo, nhưng mình thấy ồn ào xô bồ quá nên thôi đi ra

DSC01358 by Nam Nguyen, on Flickr

thấy phá lấu, mua ăn thử, 1 que là 100 kyat

DSC01359 by Nam Nguyen, on Flickr

mua 5 que, dc tô nước lèo, phá lấu dc chan kèm nước sốt chua ngọt. Mình thấy phá lấu Miến ko cho màu và nêm nhiều gia vị như phá lấu VN, nhìn chung là ngon

DSC01367 by Nam Nguyen, on Flickr

lang thang tiếp thấy 1 quán có khói bốc lên nên ghé vào

DSC01361 by Nam Nguyen, on Flickr

món gì đó giống há cảo

DSC01365 by Nam Nguyen, on Flickr

giống y há cảo

DSC01363 by Nam Nguyen, on Flickr

bé bán hàng nhìn giống người Ấn

DSC01360 by Nam Nguyen, on Flickr

có đồ nướng, 200 kyat / xiên

DSC01364 by Nam Nguyen, on Flickr

mình kêu 5 xiên nướng, 1000 kyat

DSC01362 by Nam Nguyen, on Flickr

với 1 xửng há cảo hấp, 1300 kyat, ăn cũng lạ lạ, nhưng ko ngon bằng há cảo ở VN

DSC01366 by Nam Nguyen, on Flickr

ăn xong no quá nên lại về ks ngủ

thêm 1 số bài về lịch sử nước Miến Điện cho bạn nào quan tâm, nguồn Wiki

Myanmar có một bề dày lịch sử dài, rực rỡ và tương đối phức tạp. Người Miến - dân tộc đông nhất ở Myanma hiện đại - không phải là những chủ nhân đầu tiên của Myanma. Trước khi người Miến di cư tới và lập nên các triều đại, từ thế kỷ thứ 2 TCN người Pyu từ Vân Nam đã tới sinh sống dọc châu thổ sông Irrawaddy; thế kỷ thứ 4 CN, người Pyu đã thành lập các vương quốc xuôi theo phía Nam Myanma hiện đại như Pyay. Xa hơn về phía Nam là người Môn, di cư từ vương quốc Hariphunchai và vương quốc Dvaravati ở phía Đông đến định cư, thành lập các vương quốc dọc vùng bờ biển hạ Miến vào đầu thế kỷ thứ 9.

Người Miến di cư tới thượng lưu châu thổ sông Irrawaddy đầu thế kỷ thứ 9 từ vương quốc Nam Chiếu. Họ đã thành lập vương quốc Pagan(1044–1287), vương quốc này lần đầu tiên đã thống nhất được vùng châu thổ Irrawaddy và bình định được các vùng ngoại biên.

Ngôn ngữ Miến và văn hóa của nó dần thay thế Pyu và Môn trong suốt giai đoạn này. Sau sự sụp đổ của triều đại Pagan năm 1287 bởi quân xâm lược Mông Cổ, vương quốc này bị chia nhỏ thành các vương quốc Ava, vương quốc Hanthawaddy, vương quốc Arakan và liên minh các tiểu quốc Shan. Các vương quốc này luôn kìm hãm lẫn nhau bằng các liên minh bất định, gây chiến với nhau liên miên.

Vào nửa cuối thế kỷ 16, triều đại Toungoo (1510–1752) đã tái hợp nhất đất nước và lập ra đế chế lớn nhất trong lịch sử Đông Nam Á, tuy nhiên nó chỉ tồn tại trong 1 giai đoạn ngắn ngủi. Các vua Toungoo đã đưa ra các cải cách về hệ thống hành chính và kinh tế, điều này đã đưa đến giai đoạn ổn định, thái bình, và thịnh vượng cho vương quốc vào thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18.

Vào cuối thế kỷ 18, triều đại Konbaung đã khôi phục lại vương quốc, tiếp tục những cải cách của triều Toungoo, điều này mang lại quyền lực thống trị với các vùng lãnh thổ xung quanh, và đã sản sinh ra nhà nước văn hiến bậc nhất tại Đông Nam Á. Vương triều Konbaung trong quá trình phát triển đã gây chiến với tất cả các nước láng giềng. Cuối cùng vương quốc bị biến thành thuộc địa của Đế quốc Anh sau 6 thập kỷ xung đột(1824–85).

Sự thống trị của người Anh mang lại những biến đổi mạnh mẽ và dai dẳng lên xã hội, kinh tế, văn hóa, hành chính, lối sống của người dân. Thực dân Anh đã cố tình đưa ra những khác biệt giữa các nhóm tộc người nhằm gây chia rẽ, chính vì thế kể từ sau khi độc lập năm 1948 đã rơi vào cuộc nội chiến dai dẳng nhất mà đến nơi vẫn chưa hòa giải hết được. Quyền lực đất nước rơi vào tay quân đội với nhiều hình thái bên ngoài từ năm 1962 đến 2010, giai đoạn này làm Myanma trở thành một trong những nước kém phát triển nhất thế giới.

Các vương quốc Môn
Bài chi tiết: Các quốc gia Môn ở Myanma
Vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Pyu di cư tới đây và tiến tới xây dựng các thành bang có quan hệ thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, mạnh nhất là vương quốc Sri Ksetra, nhưng nó bị từ bỏ năm 656. Sau đó, một quá trình tái lập quốc diễn ra, nhưng đến giữa thập niên 800 thì bị người Nam Chiếu xâm lược.

Vào khoảng trước những năm 800, người Miến bắt đầu từ Tây Tạng hiện nay di cư tới châu thổ Ayeyarwady. Tới năm 849, họ đã thành lập quốc gia của mình xung quanh trung tâm Pagan và quốc gia này ngày càng trở nên hùng mạnh.

Vương triều Pagan thống nhất Myanma lần thứ nhất (849–1297)
Bài chi tiết: Vương quốc Pagan
Trong thời Anawratha trị vì (1044-1077), người Miến đã mở rộng ảnh hưởng ra khắp Myanma hiện nay. Tới thập niên 1100, nhiều vùng lớn thuộc lục địa Đông Nam Á đã thuộc quyền kiểm soát của vương quốc Pagan, với kinh đô tại Mandalay.

Theo sử truyền khẩu của người Miến và người Môn, từng có quốc gia Môn giàu có và văn minh ở châu thổ châu thổ Ayeyarwady - vương quốc Thaton. Nhưng vua Pagan Anawratha đã thôn tính vương quốc người Môn này. Tuy nhiên, người ta chưa tìm thấy các hiện vật khảo cổ thuyết phục nào về sự tồn tại của quốc gia Môn này, có lẽ vì các nghiên cứu khảo cổ chủ yếu được tiến hành ở Thượng Miến. Có thể, trước sức ép của Đế quốc Khmer, người Môn từ Dvaravati (ở miền Trung Thái Lan hiện đại) phải di tản sang Hạ Miến vào khoảng thế kỷ 9.

Trải qua hơn 200 năm, đến cuối thế kỷ 13, đế quốc Pagan hưng thịnh, kiểm soát phần lớn lãnh thổ Myanma ngày nay. Đây là một vương quốc Phật giáo mà các ngôi đền còn lại ở Bagan ngày nay không những chứng minh sự giàu có tột đỉnh về nông nghiệp mà còn chứng minh sự hiểu biết của người dân về toán học, hình học và xây dựng. Các đền thờ ở Bagan trải dài trong khu vực 40 km vuông trên bờ sông Ayeyarwad. Pagan là kỷ nguyên vàng son từ thế kỷ 11-13 trong tâm trí người Miến Điện.

Thời kỳ bị tàn phá và chia cắt
Tới cuối thế kỷ 13, Hốt Tất Liệt đã thống lĩnh quân Nguyên Mông xâm lược Myanma, thành phố Pagan bị cướp phá và sau đó bị bỏ hoang, chỉ còn lại các ngôi đền do các tự viện Phật giáo quản lý. Mặc dù quân Nguyên rút lui ngay sau khi cướp phá Pagan, nhưng triều Pagan sụp đổ hoàn toàn. Myanma bước vào một giai đoạn bị chia cắt suốt gần 300 năm. Trong thời kỳ chia cắt kéo dài này, hàng loạt quốc gia của người Miến, người Rakhine, người Shan và người Shan Miến hóa, người Môn đã thành lập. Các quốc gia này xung đột với nhau. Lớn mạnh nhất trong số các quốc gia đó là Hanthawaddy của người Môn, Các quốc gia Arakan của người Rakhine. Người Shan Miến hóa lập nên quốc gia của mình và xưng là Triều Ava với ý tiếp nối Triều Pagan. Giữa thế kỷ 16, liên minh các quốc gia Shan đã cướp phá Ava, chấm dứt sự tồn tại của Triều Ava.

Vương triều Taungoo thống nhất Myanma lần thứ hai (1510–1752)
Bài chi tiết: Triều Taungoo
Người Miến lập nên Triều Taungoo vào khoảng cuối thế kỷ 15 với trung tâm là Taungoo. Đến giữa thế kỷ 16, Taungoo dưới sự cai trị của vua Tabinshwehti đã tái thống nhất Myanma. Vì sự ảnh hưởng ngày càng tăng từ châu Âu ở Đông Nam Á, Vương quốc Taungoo trở thành một trung tâm thương mại lớn. Bayinnaung đã mở rộng đế chế bằng cách chinh phục các quốc gia Manipur, Chiang Mai và Ayutthaya. Những cuộc nổi loạn bên trong cũng như sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên cần thiết để kiểm soát các vùng mới giành được dẫn tới sự sụp đổ của Vương quốc Taungoo. Anaukpetlun, người đã đẩy lùi cuộc xâm lăng của Bồ Đào Nha, đã khôi phục lại triều Taungoo vào năm 1613.

Giữa thế kỷ 18, người Mon với sự trợ giúp của Pháp đã nổi dậy, khôi phục quốc gia Hanthawaddy, khiến triều Taungoo sụp đổ vào năm 1752.

Vương triều Konbaung (1752–1885)
Bài chi tiết: Triều Konbaung
Giữa thế kỷ 18, một vương quốc Miện Điện mới xuất hiện là vương quốc Ava do Alaungpaya thành lập nên Triều đại Konbaung gọi là Đế chế Miến Điện thứ ba vào khoảng thập niên 1700 tại khu vực ngày nay là Mandalay. Nó từng bước mở rộng kiểm soát trên nhiều vùng đất bây giờ là Myanma, gồm cả việc chinh phục các nhà nước ở vùng đồi núi của người Shan. Myanma trở thành một cường quốc khu vực đáng kể, tranh giành lãnh thổ và dân cư với vương quốc Ayuthaya của người Thái. Cuộc cạnh tranh giữa người Myanma và người Thái gay gắt và ác liệt. Năm 1767, Myanma đã đủ mạnh để phái một đạo quân tiến đánh thủ đô Ayuthaya của người Thái. Thủ đô này đã bị cướp phá, của cải bị cướp bóc, hàng vạn người Thái bị bắt và bị đem về Myanma làm nô lệ; vương quốc Ayuthaya sụp đổ.

Nhà Thanh (Trung Quốc) lo ngại sự lớn mạnh của Myanma, đã bốn lần xâm lược nước này trong khoảng thời gian từ 1766 đến 1769 nhưng không lần nào thành công. Tuy nhiên, chiến tranh với Thanh đã khiến Myanma phải giảm áp lực đối với Ayutthaya và rồi đánh mất quyền kiểm soát với nước này. Tuy nhiên triều Konbaung đã chiếm thêm được Mrauk U và Tenasserim.

Vào cuối thế kỷ 18, Myanma là một nước hùng mạnh nhất ở lục địa Đông Nam Á, một phần do sự giảm sút tại vương quốc của người Thái phải đang khôi phục sau sự suy tàn của Ayuthaya và vương quốc của người Việt đang bị nội chiến. Tuy nhiên tới đầu thế kỷ 19, vương quốc Thái và Việt Nam hưng thịnh lên, trong khi vương quốc Miến Điện bị suy tàn, tầng lớp quý tộc của Myanma hướng về bên trong hơn là hướng về các đối tác của họ là Thái và Việt Nam và ít có quan hệ thương mại với thế giới bên ngoài. Khi người Anh gia tăng sự hiện diện của họ ở vùng Đông Nam Á vào thế kỷ 19, thì tầng lớp quý tộc Miến Điện tỏ ra ít có khả năng đánh giá mối đe dọa đối với họ như người Thái và vì vậy càng ít có khả năng để đưa ra những chiến lược đối phó.

Xung đột với người Anh
Bài chi tiết: Chiến tranh Anh - Miến Điện
Từ thế kỷ 17, công ty Đông Ấn của Anh (EIC) đã mở rộng lãnh thổ kiểm soát ở Ấn Độ, đặc biệt lại thủ phủ Calcutta gần Ava, ban đầu Myanmar được EIC xem như là vùng đệm, nó có tầm quan trọng về thương mại, nhưng quan trọng hơn vẫn là về mặt chiến lược. Không một cường quốc châu Âu nào khác giành được ảnh hưởng ở đó và người ta cho rằng các nhà cầm quyền Miến Điện đã thừa nhận sức mạnh của xứ Ấn Độ thuộc Anh, cùng tạo điều kiện để hai bên quan hệ buôn bán có kết quả. Tuy nhiên, sau cuộc chinh phục Ayuthaya năm 1767, tới năm 1820 họ tiếp tục mở rộng quyền kiểm soát qua vùng Arakan tiếp giáp với vịnh Bengal, những người tị nạn Arakan đã bỏ chạy qua biên giới Ấn Độ và từ đó tổ chức các cuộc kháng chiến chống lại người Miến Điện. Cuối cùng, vua Miến Điện đã yêu cầu người Anh đưa dân tị nạn trở lại, đổi lại người Anh ngày càng gia tăng sự quan tâm của họ đến sự bất ổn chính trị ở vùng biên giới phía đông thuộc địa Ấn Độ của mình

Triều đình Miến Điện đã đánh giá thấp sức mạnh của EIC, năm 1822 các lực lượng quân đội của Miến Điện chiếm Bengal và đe doạ tiến vào Chitagong trong cuộc tranh chấp đòi trao trả những người tị nạn Arakan, kết quả đội quân quân viễn chinh của Anh đã tiến vào Myanmar, cuộc chiến tranh Anh - Miến Điện đầu tiên kéo dài 2 năm, từ 1822 – 1824, cuối cùng với ưu thế về chiến thuận và vũ khí, lại được sự hậu thuẫn từ Bengal, người Anh đã chiến thắng, người Miến Điện buộc phải nhượng lại một phần lớn lãnh thổ ở bờ biển thuộc vịnh Bengal, qua hơn hai thập niên kế tiếp, EIC đã khai thác tiềm năng nông nghiệp của vùng đất mới này, tăng sản lượng lúa gạo và phát triển mạnh các ngành thương mại xuất khẩu về gạo, gỗ và đóng tàu

Mặc dù bị đánh bại trong cuộc chiến đầu tiên với người Anh và bị mất đất, tuy nhiên những tranh chấp trong các thập niên kế tiếp đã dẫn tới cuộc chiến tranh lần thứ 2 giữa Anh và Miến Điện vào năm 1850, kết quả người Anh lại thắng và họ thu thêm các vùng đất thấp của Myanmar, cuộc thôn tính của người Anh tiếp diễn và tới năm 1885, khi nhà vua Miến Điện cùng hoàng tộc bị bắt và lưu đày sang Calcutta, Myanmar chính thức bị sát nhập vào Anh năm 1886

Thời thuộc địa
Sau khi chiếm hoàn toàn Myanmar vào năm 1886, chế độ quân chủ Miến Điện bị xoá bỏ và giới quý tộc bị tước hết quyền lực, Myanmar được cai trị từ Calcuta như một tiểu khu vực của đế quốc Anh - Ấn. Mô hình quản lý Ấn Độ do người Anh áp đặt vốn chẳng hiểu gì hoặc tôn trọng gì các cơ cấu xã hội tại chỗ, vùng đất thấp Myanmar vốn là những đồng bằng màu mỡ là cái nôi của người Miến Điện và là trái tim của các vương quốc Miến Điện lại được cai trị trực tiếp bởi chính phủ thuộc địa với đầy đủ các chính sách chính trị và kinh tế của Anh

Ở vùng đồi cao của Myanmar, ở các khu vực có các sắc tộc sinh sống như người Shan, người Karen thì người Anh áp dụng một chính sách cai trị gián tiếp. Cơ cấu xã hội và tầng lớp tinh hoa bản địa ít nhiều vẫn được giữ nguyên vẹn khác với vùng thủ đô của Miến Điện, điều này đã dẫn tới làm gia tăng sự chia rẽ giữa người Miến Điện và các sắc tộc thiểu số

Sự thống trị của thực dân Anh đã tạo ra một bộ máy cai trị mạnh mẽ, được duy trì bằng việc kiểm soát xã hội dựa vào một lực lượng cảnh sát và quân đội có hiệu quả. Bộ máy cai trị do người Anh giám sát, nhưng được hình thành với các viên chức phần lớn do người Miến Điện gốc Anh và người Ấn. Tầng lớp thượng lưu quan chức mới do Anh tạo ra đại bộ phận là người Miến Điện gốc Anh với mô thức văn hoá chịu ảnh hưởng của Anh nhiều hơn là của Myanmar, điều này đã đặt ra nhiều vấn đề lớn cho Myanmar sau khi giành độc lập

Sự cai trị của Anh đã làm gia tăng tính đa dạng về sắc tộc của Myanmar, mối liên kết trong bộ máy cai trị với Ấn Độ có nghĩa là người Ấn được tự do di dân, cùng với dân nhập cư người Hoa từ Malaya đã dẫn tới tại các vùng đất thấp hình thành một xã hội đa chủng tộc, đa tôn giáo Người Anh đã làm thay đổi nền kinh tế của Myanmar, vào những năm 1850 họ khuyến khích dân định cư ở vùng đồng bằng, nơi phần lớn là các vùng đầm lầy và rừng rậm, hệ thống đường sá, cảng biển được mở rộng với kết quả là làn sóng mạnh mẽ người Miến Điện từ vùng phía bắc khô cằn tiến xuống vùng đồng bằng màu mỡ.

Miến Điện trong thế chiến thứ 2
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai Miến Điện trở thành một mặt trận chính tại Mặt trận Đông Nam Á. Sau những thắng lợi ban đầu của Nhật Bản trong Chiến dịch Miến Điện, trong đó người Anh bị đẩy lùi khỏi đa phần Miến Điện, Đồng Minh đã phản công. Tới tháng 7 năm 1945 họ đã chiếm lại toàn bộ nước này. Người Miến Điện chiến đấu cho cả hai phía trong cuộc chiến. Họ chiến đấu trong Đội quân Miến Điện Anh năm 1941-1942. Năm 1943, Chin Levies và Kachin Levies đã được thành lập ở các quận biên giới Miến Điện và vẫn thuộc quyền kiểm soát của người Anh. Đội quân Miến Điện chiến đấu trong thành phần Chindit dưới quyền Tướng Orde Wingate từ 1943-1945. Ở giai đoạn sau của cuộc chiến, người Mỹ đã lập ra Đội biệt kích Kachin-Hoa Kỳ cũng chiến đấu cho quân Đồng Minh. Nhiều người Miến Điện khác chiến đấu trong lực lượng SOE của Anh. Quân đội Miến Điện độc lập dưới quyền chỉ huy của Aung San và Quân đội quốc gia Arakan đã chiến đấu với Nhật Bản từ 1942-1944, nhưng đã nổi lên chống lại người Nhật năm 1945.

Thời kỳ độc lập
Năm 1947, Aung San trở thành Phó chủ tịch Uỷ ban hành pháp Miến Điện, một chính phủ chuyển tiếp. Tuy nhiên, trong tháng 7 năm 1947, các đối thủ chính trị đã ám sát Aung San và nhiều thành viên chính phủ khác[3]. Ngày 4 tháng 1 năm 1948, quốc gia này trở thành một nước cộng hoà độc lập, với cái tên Liên bang Miến Điện, với Sao Shwe Thaik là tổng thống đầu tiên và U Nu là thủ tướng. Không giống như đa số các thuộc địa của Anh, nước này không trở thành một thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh bởi vì họ đã giành lại độc lập trước khi Khối thịnh vượng chung cho phép các nước cộng hoà trở thành một thành viên của nó. Một hệ thống chính trị lưỡng viện được thành lập gồm Viện đại biểu và Viện quốc gia[4]. Vùng địa lý hiện nay của Myanma có thể suy ngược từ Thoả ước Panglong, là toàn bộ Miến Điện gồm Hạ Miến Điện và Thượng Miến Điện và Các vùng biên giới, đã từng được quản lý hành chính độc lập bởi Anh Quốc.

Năm 1961, U Thant, khi ấy là Đại biểu thường trực của Miến Điện tại Liên hiệp quốc và cựu Thư ký Thủ tướng, được bầu làm Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông là người đầu tiên không xuất thân từ phương Tây lãnh đạo bất kỳ một tổ chức quốc tế nào cho tới lúc ấy và sẽ đảm nhiệm chức vụ này trong vòng mười năm. Trong số những người Miến Điện làm việc tại Liên hiệp quốc khi ông đang giữ chức Tổng thư ký có cô gái trẻ Aung San Suu Kyi. Giai đoạn dân chủ kết thúc năm 1962 với một cuộc đảo chính quân sự do Tướng Ne Win lãnh đạo. Ông này sẽ cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ nghĩa. Năm 1974, đám tang của U Thant dẫn tới một cuộc biểu tình chống chính phủ đẫm máu.

Giai đoạn gần đây
Năm 1988, Cuộc nổi dậy 8888 đẩy đất nước tới bờ vực cách mạng. Để đối phó, Tướng Saw Maung tiến hành một cuộc đảo chính. Ông thành lập Uỷ ban Luật pháp Quốc gia và Vãn hồi Trật tự (SLORC). Năm 1989, thiết quân luật được ban bố sau những cuộc biểu tình rộng lớn. Các kế hoạch bầu cử Quốc hội đã hoàn thành ngày 31 tháng 5 năm 1989[8]. Năm 1990, lần đầu tiên các cuộc bầu cử tự do được tổ chức trong vòng 30 năm. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi, thắng 392 trong tổng số 485 ghế, nhưng các kết quả của cuộc bầu cử đã bị SLORC huỷ bỏ và họ từ chối giao lại quyền lực[9]. SLORC đổi tên Miến Điện (Burma) thành Myanma năm 1989. Dưới sự lãnh đạo của Than Shwe, từ năm 1992 chính quyền quân sự đã tiến hành các thoả thuận ngừng bắn với các nhóm du kích thiểu số. Năm 1992, SLORC tiết lộ các kế hoạch thành lập một hiến pháp mới thông qua Hội nghị Quốc gia, bắt đầu ngày 9 tháng 1 năm 1993[10]. Năm 1997, Uỷ ban Luật pháp Quốc gia và Vãn hồi Trật tự được đổi tên thành Uỷ ban Hoà bình và Phát triển Quốc gia (SPDC). Ngày 23 tháng 6 năm 1997, Myanma được chấp nhận gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hội nghị Quốc gia tiếp tục được triệu tập và hoãn lại. Nhiều đảng chính trị lớn, đặc biệt Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đã bị trục xuất và có ít tiến bộ đã được hoàn thành[10]. Ngày 27 tháng 3 năm 2006, hội đồng quân sự đã di chuyển thủ đô đất nước từ Yangon tới một địa điểm gần Pyinmana, đặt tên chính thức cho nó là Naypyidaw, có nghĩa vùng đất của những ông vua.

nguyên tắc đầu tiên, là luôn mò ra chợ đêm

NGồi địa địa dc 1 cái chợ đêm địa phương, cách ks có 700m, tính rủ 2 em gái Cambodia đi ăn mà thấy 1 em trùm mền ngủ rồi, 5 em Tây Ban Nha thì biệt tích đâu từ trưa đến h, nên xách xe đi ăn mình ên

DSC01368 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01370 by Nam Nguyen, on Flickr

Chợ đồ ăn bao la, người đông nghìn nghịt, mua 1 miếng heo quay hết 3.5k kyat, 1k kyat bánh khọt chiên, 50kyat / cặp, mua 1k 1 bịch to tướng. Anh chủ hỏi mày Khựa hả, mình kêu ko, tao Vịt, ảnh kêu Vịt thì 50 kyat :|

DSC01371 by Nam Nguyen, on Flickr

có chân gà ngâm xả ớt nữa nè

DSC01372 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01373 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01374 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01375 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01376 by Nam Nguyen, on Flickr

bánh xèo y như bên VN

DSC01377 by Nam Nguyen, on Flickr

bánh tráng nướng

DSC01378 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01379 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01380 by Nam Nguyen, on Flickr

Vừa mua xong lại thấy hàng gà nướng, vịt quay, cũng thèm mà ăn ko nổi, thấy 1 quán ngay ngã 4 rất đông nên ghé vào, thấy bà con xì xụp ăn trong 1 cái thố món gì đó nhìn rất ngon, nên chạy lại kéo tay em gái tiểu nhị kêu cho tao 1 phần như vậy, ẻm kêu cay lắm mày ăn nổi ko, mình kêu tao ăn tuốt

DSC01381 by Nam Nguyen, on Flickr

Ngồi chờ hơn 5p vì quán rất đông, dc dọn cho 1 dĩa đậu hũ chiên trước, lúc đầu mình ko biết, ăn đậu hũ ko, thấy béo quá, nhưng ngó qua thấy mấy bàn kia chấm vào chén nước chấm, chấm thử thì thấy ngon, nước chấm pha chua chua át đi cái vị béo của đậu hũ, ngồi quất 1 phát hết sạch dĩa 10 miếng đậu

đậu này ngon lắm, kiểu như đâu hũ tưoi chiên, ỏ ngoài thì dai dai, nhưng ở trong lại rất mềm và béo

DSC01383 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01382 by Nam Nguyen, on Flickr

Vừa hết đậu thì cũng dc dọn món ra, này là mì nấu với thịt bò bằm, rau, rồi có xúc xích, rong biển này nọ, chắc là kiểu mì cay 7 cấp độ, nói thiệt là ăn ko ngon mấy, nhưng dc cái cũng nhiều rau với dc 1 chén cải bắp chua ăn ngon lắm

ăn xong tính tiền tô mì 2k, dĩa đậu 1k, vác bụng đi về

Về tới ks thấy 2 em gái Cam đang ngồi ăn mì gói xì xụp, nổi máu dại gái, à lộn, máu nghĩa hiệp, chia cho 2 ẻm nửa bịch bánh khọt, còn miếng heo quay thì cất kỹ ko show ra, 2 ẻm cám ơn quá trời

Mà cũng may mà share cho 2 ẻm, lên phòng nằm ăn dc mấy miếng ngán muốn chết, nãy h ăn toàn đồ dầu mỡ ko

Sáng hôm sau vậy lên tầng thượng khách sạn ăn sáng

DSC01384 by Nam Nguyen, on Flickr

1 người dc 1 dĩa vầy thôi, khá ít

DSC01385 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01387 by Nam Nguyen, on Flickr

bánh mì và mứt thì ăn nhiu thì ăn

Hôm nay mình sẽ đạp lên Mandalay Hill chơi

DSC01388 by Nam Nguyen, on Flickr

gặp 2 chú tiểu

DSC01389 by Nam Nguyen, on Flickr

ở Miến có rất nhiều ni cô cũng đi khất thực nha, ni cô thì mặc áo màu hồng

DSC01391 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01392 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01393 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01395 by Nam Nguyen, on Flickr

1 nhà thờ cổ tại Mandalay. Dc xây dựng từ năm 1887

Mandalay từng bị Anh chiếm đóng 1 thời gian dài nên có khá nhiều nhà thờ

DSC01394 by Nam Nguyen, on Flickr

tên các mục sư của nhà thờ

DSC01396 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01397 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01398 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01399 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01400 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01401 by Nam Nguyen, on Flickr

Mình để ý thấy kiến trúc bên Miến chỉ có vuông và thẳng, từ nhà gia đình cho tới văn phòng , khách sạn 

DSC01402 by Nam Nguyen, on Flickr

đường phố thì rất giống VN

20180817_110816 by Nam Nguyen, on Flickr

đường phố quy hoặch phải nói là cứ đều tăm tắp

Capture by Nam Nguyen, on Flickr
Capture1 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01403 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01404 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01405 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01406 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01407 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01408 by Nam Nguyen, on Flickr

1 nhà vườn bán cây cảnh ven đường, thấy đẹp nên vào chụp

DSC01409 by Nam Nguyen, on Flickr

xa xa là Mandalay Hill

DSC01410 by Nam Nguyen, on Flickr

Dưới chân Mandalay Hill có rất nhiều chùa, chùa này là thờ 2 vị vua cuối cùng của Miến Điện

DSC01411 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01412 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01413 by Nam Nguyen, on Flickr

Tất cả các chùa bên Miến mình vào đều có nước uống miễn phí

DSC01414 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01415 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01416 by Nam Nguyen, on Flickr

tượng vua và hoàng hậu

DSC01417 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01418 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01419 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01420 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01421 by Nam Nguyen, on Flickr

người Miến đi chùa ko thắp nhang mà họ thường mua hoa đem vào, hoa nhiều loại thơm lắm

DSC01422 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01424 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01425 by Nam Nguyen, on Flickr

hôm nay là thứ 7, nên dân Miến đi chùa rất đông

DSC01426 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01427 by Nam Nguyen, on Flickr

vào cúng phật xong thì ho thường dùng lá cây nhấp nước này rồi xoa lên đầu, mình cũng làm thử, thấy thơm thơm 

tham quan chùa xong thì mình bắt đầu leo lên Mandalay Hill

20180818_101132 by Nam Nguyen, on Flickr

đường nhiều đoạn khá là dốc

DSC01428 by Nam Nguyen, on Flickr

xe hơi qua đây thì phải mua vé, còn xe đạp xe máy thì ko cần

DSC01429 by Nam Nguyen, on Flickr

Mandalay Hill là ngọn đồi cao nhất Mandalay, nên trên đồi vẫn còn tồn tại rất nhiều lô cốt và đồn lũy của người Anh xây dựng trong thời kì xâm chiếm Mandalay

DSC01431 by Nam Nguyen, on Flickr

một tòa thành xây bằng đá khá lớn, cây cối um tùm quá nên khó chụp

DSC01430 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01433 by Nam Nguyen, on Flickr

người Miến thì lại ko xây pháo đài trên núi, mà toàn xây chùa trên núi, mình đi ở Miến thấy gần như đỉnh núi nào cũng có chùa

Có thang máy đi từ lên đỉnh chùa luôn nha, nhưng mình đi bộ lên

DSC01434 by Nam Nguyen, on Flickr

từ đay có thể bao quát được toàn bộ thành phố

DSC01435 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01440 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01441 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01442 by Nam Nguyen, on Flickr

trên đỉnh núi là ngôi chùa linh thiêng của người Miến, hôm nay thứ 7 nên người dân đi chùa rất đông, mà lạ là hoàn toàn ko thấy 1 em Tây nào, toàn dân địa phương thôi

DSC01443 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01444 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01446 by Nam Nguyen, on Flickr

Máy ảnh bên Miến vẫn là 1 cái gì đó xa xỉ, như VN chục năm trước, nên lực lượng phó nháy rất đông

DSC01447 by Nam Nguyen, on Flickr

thất nghiệp chắc qua Miến hành nghề chụp dạo cũng ổn 

DSC01450 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01452 by Nam Nguyen, on Flickr

thang máy cho ai lười lội bộ

DSC01453 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01454 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01455 by Nam Nguyen, on Flickr

rất đông, nhưng toàn dân địa phương ah, mình là thằng khách du lịch duy nhất

DSC01457 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01458 by Nam Nguyen, on Flickr

nước uống để lấy lộc

DSC01459 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01460 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01461 by Nam Nguyen, on Flickr

mấy anh này là phó nháy đây, mà toàn xài canon nikon thôi, ko thấy sony

DSC01462 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01463 by Nam Nguyen, on Flickr

trong chùa có bán khá nhiều đồ lưu niệm các loại, tuy nhiên ko hề thấy cảnh chèo kéo, chào mời

DSC01464 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01465 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01466 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01467 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01468 by Nam Nguyen, on Flickr

cũng có tục nhét tiền vào tượng phật như bên xứ Đông Lào nhé  , tuy nhiên sẽ có người lại thu bỏ vào thùng tiền ngay

DSC01469 by Nam Nguyen, on Flickr

lúc đầu mình thấy mấy cái cây này bán rất nhiều xung quanh chùa nhưng ko biết là gì, lát sau mới biết

DSC01470 by Nam Nguyen, on Flickr

À phí tham quan chùa dành cho khách nước ngoài là 1k kyat nhé

DSC01471 by Nam Nguyen, on Flickr

tham quan xong rồi thì mình đổ dốc xuống, nãy thấy có 1 cái pháo đài khá lớn ven đường nên lúc xuống mò lên coi thử

DSC01472 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01473 by Nam Nguyen, on Flickr

nhưng mà cửa bị khóa rồi ko vào dc

DSC01478 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01479 by Nam Nguyen, on Flickr

góc hẹp quá ko chụp dc hết cảnh cái pháo đài, chứ nhìn ở ngoài nó to và hoành tráng lắm, nghĩ đến cảnh hơn 100 năm trước trên này đầy nhóc lính Anh mặc áo đỏ, cầm súng lưỡi lê đứng gác, cảm giác như lịch sử sống lại vậy

đổ xuống chân đồi rồi lại đi tham quan chùa Kuthodaw ngay dưới chân đồi

DSC01482 by Nam Nguyen, on Flickr

có 2 tượng kỳ lân hay con gì đó rất to

Quote:
Chùa Kuthodaw là một bảo tháp Phật giáo, nằm ở Mandalay, Miến Điện, có chứa cuốn sách lớn nhất thế giới. Nó nằm dưới chân đồi Mandalay và được xây dựng dưới thời trị vì của vua Mindon.
DSC01483 by Nam Nguyen, on Flickr

Chùa có đặc điểm là có hàng trăm ngôi tháp màu trắng

DSC01484 by Nam Nguyen, on Flickr

người ta đi chùa có đôi có cặp, tôi đây đi chùa có mình ên
Em gái trong hình xinh lắm nha, mà đi với bồ nên ko dám chụp 

DSC01485 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01486 by Nam Nguyen, on Flickr

1 cây gì đó trong chùa

DSC01487 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01488 by Nam Nguyen, on Flickr

giờ mình mới biết công dụng của mấy cái khúc cây hay bán trong chùa, nó là cây Thanaka, nó mài ra loại bột mà gần như tất cả người dân Miến đều bôi lên mặt để chống lại cái nắng khắc nghiệt của xứ Miến. Và mình phải công nhận là con gái Miến tuy da có ngăm ngăm, nhưng lại rất mịn màn và ko có mụn

Quote:
Thanaka còn có tên gọi khác là Cây táo voi, tên của một loại cây rất phổ biến ở miền Trung Myanmar, khu vực phía Nam và Đông Nam Á. Cây chậm phát triển về chiều cao, đặc biệt cây có thể sinh trưởng và phát triển trên nền đất đá khô, những khu vực thiếu nước. Vì thế, phải có ít nhất 35 năm tuổi mới được xem là trưởng thành và đủ dưỡng chất để sử dụng.
Bột Thanaka có rất nhiều tác dụng đối với làn da. Các thành phần tự nhiên có trong Thanaka giúp da được cung cấp độ ẩm. Một nghiên cứu của London và Bangkok đã chỉ ra rằng Thanaka chứa nồng độ cao các chất chống oxi hóa và các chất chống viêm. Ngoài ra nó còn có chức năng bảo vệ da khỏi tia UV gây hại từ ánh nắng mặt trời.
Người dân Myanmar đã tin dùng Thanaka cho việc chăm sóc và bảo vệ da hàng ngày tự hơn 2000 năm trước. Điều đó khiến Thanaka không chỉ dừng lại là một loại mỹ phẩm truyền thống mà còn là một phần của nền văn hóa Miến Điện - Một nét bản sắc mà người dân nơi đây luôn tự hào duy trì.
DSC01489 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01490 by Nam Nguyen, on Flickr

thấy ngộ ngộ nên mình cũng bày đặt lại mài mài trét trét thử, thì dc em gái này lại hỏi mày đắp mặt ko tao đắp cho. Mặc dù hơi lo sợ vì nhìn nhận bản thân mình khá là đẹp trai, chỉ sợ ẻm bỏ bùa Miến bắt về nuôi thì khổ, nhưng mà cũng ko cưỡng lại dc cám dỗ, nên cũng đưa mặt ra cho ẻm bôi

Có điều mặt mình nó ra mồ hôi nhiều quá do đạp xe nãy h + trời khá oi bức, nên ẻm cứ bôi là nó lại tuột đi mất, nên đành bó tay. Mình cám ơn ẻm, kêu mày dễ thương lắm, ẻm cũng kêu : Mày đẹp trai lắm 

DSC01492 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01493 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01494 by Nam Nguyen, on Flickr

thấy mấy em gái Miến đang tụ tập chụp hình nên xin chụp 1 tấm, em thứ 2 bên trái qua giống nhỏ bạn mình, mà nhỏ bạn mình xinh hơn 

DSC01495 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01496 by Nam Nguyen, on Flickr

sơ đồ ngôi chùa nè, chắc phải có cả trăm tòa tháp

DSC01497 by Nam Nguyen, on Flickr

đang dạo dạo tự nhiên thấy1 đoàn cả trăm em gái Miến mặc longyi, nên chạy theo coi

DSC01498 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01500 by Nam Nguyen, on Flickr

có vẻ như là học sinh của 1 trường nào đó ngoại khóa

DSC01501 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01502 by Nam Nguyen, on Flickr

bé áo tím xinh lắm, trắng bóc à  , mún lại chụp gần 1 tấm, nhưng tính mình hay ngại, tại lựa em xinh nhất mà chụp thì dễ làm mấy em kế bên ko vui, nên thôi

DSC01503 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01504 by Nam Nguyen, on Flickr

bé này có 1 nét gì đó xinh lạ lạ, mà có nhiều em để tóc ngắn, chắc là đang tu tập

DSC01505 by Nam Nguyen, on Flickr

1 cặp vợ chồng vào trong chùa chụp hình cưới, chụp xong mình có chúc Happy forever 

DSC01506 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01507 by Nam Nguyen, on Flickr

quà lưu niệm bán trong chùa

DSC01508 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01509 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01510 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01511 by Nam Nguyen, on Flickr

chụp vài tấm phía bên ngoài chùa

DSC01480 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01481 by Nam Nguyen, on Flickr

Ah người Miến họ hay đội đồ, túi xách lên trên đầu, và đi ko hề bị rớt

DSC01512 by Nam Nguyen, on Flickr

tham quan xong thì đạp về, mà mình thấy buổi trưa là người dân Miến đem cơm ra đây ngồi ăn rất đông, nhưng ăn xong thì tuyệt nhiên ko có 1 miếng rác nào. Cả thành phố Mandalay nó sạch bong luôn á

Tuy nhiên đi đến các vùng quê thì rác quăng dọc đường khá nhiều, thậm chí mình đi xe bus thì thấy chuyện cầm cả bịch rác quăng cái véo ra từ trong xe là bình thường, có lẽ trong thành phố kỷ luật nghiêm nên dân họ cũng có nề nếp

DSC01513 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01514 by Nam Nguyen, on Flickr

1 chợ cá cảnh, hôm nay thứ 7, thấy bà con toàn đi mua sắm chơi bời với đi chùa thôi , nhộn nhịp lắm

DSC01518 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01519 by Nam Nguyen, on Flickr

lại ghé ăn cơm trưa, mâm này 1k kyat, khoảng 16k vnd :|

ăn xong mình về ks tắm rửa nghỉ ngơi tí rồi chiều đi cầu U Bein nữa là xong

về nghỉ ngơi xong thì tầm 2g mình lại tiếp tục đề pa đi tham quan, đầu tiên là chùa Mahamuni

DSC01520 by Nam Nguyen, on Flickr

ngoài chùa có bán nhiều trái cây nhìn rất ngon

DSC01521 by Nam Nguyen, on Flickr

đay là chùa Mahamuni, 1 trong những ngôi chùa lớn của Mandalay

DSC01522 by Nam Nguyen, on Flickr

xung quanh chùa là 1 ngôi chợ bán rất nhiều đồ, từ đồ lưu niệm đến tượng phật to bằng người thật cũng có

DSC01523 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01524 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01525 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01526 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01527 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01528 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01529 by Nam Nguyen, on Flickr

và đây là ngôi chùa Mahamuni, tất cả những gì màu vàng các bạn đang thấy, đều là vàng thật 100%

Đất nước Myanmar chỉ mới thoát khỏi cấm vận, còn nhiều khó khăn, cái gì cũng thiếu, chỉ có vàng là ko thiếu thôi nhé

DSC01530 by Nam Nguyen, on Flickr

cảm giác đi vào là nó choáng ngợp, nhìn hình ko tưởng tương dc đâu

DSC01531 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01534 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01535 by Nam Nguyen, on Flickr

có lẽ mình may mắn, vì hôm nay có lễ hay gì đó, mà các sư lại đang tiếp tục dát vàng lên tượng phật

DSC01536 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01537 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01538 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01539 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01540 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01541 by Nam Nguyen, on Flickr

bên trong đang có lễ dát vàng cho tượng Phật

DSC01542 by Nam Nguyen, on Flickr

có livestream cho bà con ở ngoài coi lun nhé

DSC01543 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01544 by Nam Nguyen, on Flickr

1 dàn chuông bên ngoài, ai muốn cầu nguyện gì thì gõ 3 hồi chuông, sau đó nói lên điều mình muốn cầu nguyện

DSC01545 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01546 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01547 by Nam Nguyen, on Flickr

1 dàn chuông bên ngoài, ai muốn cầu nguyện gì thì gõ 3 hồi chuông, sau đó nói lên điều mình muốn cầu nguyện

Gần đó có 1 bảo tàng, nên mình vào xem

DSC01548 by Nam Nguyen, on Flickr

Bảo tàng có nhiều trang khổ lớn, mô tả quá trình hình thành, các sự tích liên quan tới ngôi chùa, cũng như việc xây dựng thành phố Mandalay

DSC01549 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01550 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01551 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01552 by Nam Nguyen, on Flickr

các bức tranh vẽ đầu rất đẹp và sống động, và điều mình bất ngờ là có rất đông người Miến, và hoàn toàn là người Miến, chỉ có mỗi mình là du khách, vào trong bảo tàng, họ đứng xem rất lâu trước những bức tranh, điều mà mình chưa từng thấy ở những bảo tàng của VN. Bảo tàng VN thì 1 là du khách, 2 là tụi học sinh sinh viên bị nắm đầu đi thôi

DSC01553 by Nam Nguyen, on Flickr

có lẽ người Miến họ cũng rất tự hào, và cũng nuối tiếc về 1 quá khứ hùng mạnh cực thịnh của cha ông

DSC01554 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01555 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01556 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01557 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01558 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01559 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01560 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01561 by Nam Nguyen, on Flickr

Phía ngoài chùa có 1 cái hồ, có thả vịt và cá, cá bự kinh, con nào con nấy chắc phải bằng bắp chân mình trở lên

DSC01563 by Nam Nguyen, on Flickr

Tham quan chùa Mahamuni xong thì mình đạp ra cầu gõ U Bein, ko đi đường quốc lộ mà mình đi đường nhỏ ven hồ

DSC01565 by Nam Nguyen, on Flickr

Chuối bên Miến, bự ghê, nhưng ăn thấy ko ngon như chuối VN

chuối cau hạt tiêu VN ngon vô địch 

20180818_143655 by Nam Nguyen, on Flickr
20180818_143700 by Nam Nguyen, on Flickr

và đây là đường do Garmin nó chỉ 

DSC01568 by Nam Nguyen, on Flickr

cầu gỗ U Bein cách trung tâm khoảng 12km, mình đạp loằn ngoằn nên gần 1 tiếng mới tới

DSC01569 by Nam Nguyen, on Flickr

mấy đứa nhỏ đang tắm ngay dưới chân cầu

DSC01570 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01571 by Nam Nguyen, on Flickr

cầu chỉ cho xe đap và người đi bộ qua thôi nhé, nhưng trên cầu thì nên dắt, đạp lạng quạng trúng người ta hay trượt té cái xuống sông là xong fim 

DSC01576 by Nam Nguyen, on Flickr

DSC01578 by Nam Nguyen, on Flickr

em gái này có vòng eo nhỏ tới mức khó tin

DSC01581 by Nam Nguyen, on Flickr

nếu thích có thể thuê ghe đi vòng quanh hồ

DSC01584 by Nam Nguyen, on Flickr

trên cầu có nhiều chỗ nghỉ chân, có bán đồ ăn, nước uống đầy đủ

39394561_10210196269858301_7949501663327289344_o by Nam Nguyen, on Flickr
39442102_10210196270538318_2821700596149518336_o by Nam Nguyen, on Flickr
39453622_10210196269978304_4898511609560825856_o by Nam Nguyen, on Flickr
39507350_10210196269738298_5700254103892918272_o by Nam Nguyen, on Flickr

U Bein Bridge - cây cầu gỗ tếch dài nhất và cổ nhất trên thế giới

Dài 1209m, dc xây dựng từ năm 1849 và hoàn thành năm 1851, làm hoàn toàn bằng gỗ tếch. Cây cầu dc xây dựng theo hình vòng cung để thuận theo hướng gió và hướng dòng nước

Tham quan U Bein xong thì mình đạp về, thật ra theo như đọc review thì nên tham quan U Bein lúc hoàn hôn là đẹp nhất, nhưng mà trời âm u quá mình sợ mưa nên thôi về sớm

Về tới ks tắm rửa rồi đi kiếm gì ngon ngon ăn để chia tay Mandalay, hồi chiều hôm qua lúc đi Jade Market thì có địa dc 1 quán có vẻ như là quán nhậu. Ở Mandalay tìm dc 1 quán nhậu là đỏ con mắt luôn đó. Mình thì ko nhậu nhưng mà thường quán nhậu thì làm đồ ăn ngon  . Nên tắm xong thì đi tìm cái quán đó, ai ngờ lúc này trời tối rôi mà mấy cái đường nhỏ ở Man thì nó ko mở đèn đường, nên tìm ko ra  , lòng vòng miết thì thấy 1 quán cũng đông mà nhìn hơi soang chảnh, nhưng thôi kệ vô luôn

DSC01586 by Nam Nguyen, on Flickr

Menu, chả có chữ tiếng Anh nào

DSC01587 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01589 by Nam Nguyen, on Flickr

quán khá đông, hôm nay có đá banh, thấy bà con ngồi ngoài teashop coi nhiều lắm, nhưng coi trong yên lặng và uống trà 

DSC01588 by Nam Nguyen, on Flickr

bếp mở

Menu ko có tiếng Anh nên chịu, ngó qua ngó lại thấy bàn kia ăn thịt nướng nên kêu cho tao 1 phần như vậy, xong rồi lựa 1 món 7 8k kyat gì đó trong menu kêu luôn

DSC01590 by Nam Nguyen, on Flickr

em gái PG lại hỏi : Anh ún bia gì nè, tính kêu anh ún trà đá, mà sợ nó khinh, làm mất mặt đàn ông VN, nên đập bàn kêu : cho anh 1 vại bia, nhưng ly nhỏ thôi 

DSC01591 by Nam Nguyen, on Flickr

dc dọn cho 1 chén súp gà, quán đãi

DSC01592 by Nam Nguyen, on Flickr

thịt nướng nè, thịt thăn hay thịt gì mà ngon lắm, ăn giòn giòn sựt sựt, tự nhiên thèm cơm tấm khủng khiếp, giờ mà có thêm chén mỡ hành, nước mắm, với dĩa cơm tấm thì 

DSC01593 by Nam Nguyen, on Flickr

lát sau thì món mình gọi đại ra, ra là súp tôm, ăn cũng ngon, cay cay the the, tôm to mà chắc lắm

tính tiền tổng cộng 11k kyat, cũng ko đắt

Ăn xong về ks ngủ để mai ra ga xe lửa đi Bagan. Về tới ks thì 5 em Tây đã dọn đồ đi, chỉ còn 2 em gái Cam, 2 ẻm cũng dễ thương, mà nói chuyện thì ẻm bảo mày đi Bagan là dc rồi, Inle éo có mẹ gì đâu, biển hồ Tole Soap tụi tao đẹp gấp tỉ lần, mình cũng hơi đắn đo, nhưng thôi đi Bagan cái đã rồi tính

Tóm tắt 1 số cảm nhận của mình về đất nước và con người Miến Điện

Bàn về con gái bên Miến :

Mình khẳng định là trong các nước mình đi qua thì gái Miến xinh nhất, bữa h dạo lòng vòng Mandalay thấy vô số các em chỉ từ ngang ngửa hoặc đập chết mấy em hot girl VN . Tiếc là ko chụp dc nhiều

Hôm nay đi Mandalay Hill, thứ 7 nên rất đông, mà toàn dân địa phương ko à, ko thấy khoai tây nào . Khách nước ngoài thì phải mua vé 1k kyat, mình thì thật thà nên thấy biển ghi phải mua vé thì chạy đi tìm chỗ mua vé muốn chết mới mua dc, mà thật ra thì chả mua cũng chả ai để ý vì nhìn mình y như dân Miến

Đi Mandalay Hill xong thì xuống ngôi chùa có quá trời tháp màu trắng, là chùa Kuthodaw. Chùa rất đẹp, hôm nay cuối tuần nên đông nghìn nghịt mà toàn dân địa phương thôi. Trong chùa có để 1 cái bàn đá với mấy khúc cây, để mài ra thành bột bôi lên mặt, Giờ mình mới biết cái bột phấn dân Miến hay bôi là cái này, cũng lanh chanh lại mài mài bôi thì có 1 em gái khá xinh lại hỏi mày bôi ko, tao bôi cho, sợ bị bỏ bùa Miến bắt về nuôi, nhưng mà ko cưỡng lại dc cám dỗ nên cũng đưa mặt cho ẻm bôi, mà ẻm bôi 1 lúc thì mặt mình lại ra mồ hôi nên trôi mei nó hết :(. Mình khen ẻm mày dễ thương lắm, ẻm khen mình mày đẹp trai lắm <3

Đi lòng vòng chơi thì gặp nguyên 1 nhóm toàn nữ sinh chắc đi ngoại khóa. Trời ơi nhiều em xinh lắm. Toàn mặc longyi, longyi em nào dáng đẹp mặc lên thì nhìn tôn dáng lắm, nhưng ko quá khiêu gợi như áo dài mà vẫn rất kín đáo

Gái Miến đa phần đều tóc dài, mình dây, mặt trái xoan, da ngăm ngăm, nhưng cũng có nhiều em rất trắng. Mình thấy có nhiều em cắt tóc ngắn, chắc là đang tu tập gì đó

Tự nhiên tức cảnh sinh tình, làm 1 câu thơ :

" Mandalay gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thì ko muốn về "

Nhìn lại bản thân thì chỉ biết thở dài đau xót cho số phận :

" Ai về Bình Thạnh mà coi
Con gái Bình Định múa roi dạy chồng " T.T 

THêm 1 cái nữa, hơi thô, nhưng mà chắc ai cũng công nhận, đó là con gái Miến mông rất to và đẹp, mình tuy ko thuộc dân tộc Mông, nhưng cũng phải công nhận điều đó 

Bàn về đất nước Myanmar, lần đầu tiên tới Miến, nhưng chắc chắn ko phải là lần cuối cùng

- Bàn về ẩm thực : lan man 1 chút, trong các nước mình đi qua : Lào, Thái, Miến, Cam, thì mình đánh giá cao ẩm thực của Miến, dù thật sự chưa ăn gì đặc sản của Miến. Nhưng cách người Miến ăn, nó rất khoa học, và chứng tỏ là họ từng là 1 dân tộc giàu và hùng mạnh

Ko như VN, 1 bữa ăn của người Việt chỉ tầm 2-3 món là món mặn, món xào, món canh là hết, Thái, Cam cũng vậy, Lào thì còn tệ hơn. Người Miến ăn rất nhiều món, mỗi món chút chút, nhưng nó ngon và đủ chất. Giống như ẩm thực Nhật, Hàn, hoặc Tây . Nó gồm có món mặn, món canh, món xào, món chua lên men để kích thích vị giác và tiêu hóa, và ko thề thiếu món rau, đa số là hấp hoặc ăn sống. Rất đầy đủ chất và vitamin

Cập nhật : Chỉ có đồ ăn ở Mandalay là ngon và dễ ăn, đồ ăn Bagan rất dở, theo 1 chị bạn mình đang sống ở Yangon thì đồ ăn Bagan dở vô địch Miến  , còn mấy vùng khác thì mình tháy ăn dầu mỡ và đồ chiên nhiều quá

- Bàn về giao thông, quy hoặch, nhà cửa : Giao thông bên Miến khá ổn, thua Thái nhưng hơn Lào và Cam, đường xá thì ko dc ngon, khúc từ HPA An về Myawaddy thì đúng là kinh dị, nhưng vô dc cao tốc rồi thì xe chạy ngon lành và êm. Ý thức giao thông tốt, nhường xe đạp.

Cập nhật : Bên Miến BOT cực nhiều nha, nhiều ko thua gì VN

Quy hoặch thì thật sự là phải nói là quá tốt, ko biết quy hoặch Mandalay là người Anh hay người Miến làm, nhưng nó cứ đều tăm tắp như quân cờ, bạn nào ko tin lên google map xem đường bên Mandalay đảm bảo choáng

Nhà cửa thì khá giống ben VN, mà phong cách xây dựng có vẻ theo style công nghiệp như tụi Anh : Tất cả đều thẳng, vuông vức, ko cong cong màu mè nhiều như style Pháp ở VN

- Bàn về con người : Người Miến hiền, thật thà, nhìn họ hơi khắc khổ và khó gần, nhưng lại rất dễ nở nụ cười . Sẽ nói chi tiết hơn trong bài rv nhưng tóm tắt lại cho khỏi quên :
+ Em trai phục vụ trên xe bus từ Myawaddy đi Mandalay : Cực kì dễ thương, dù xe delay đến hơn 1 ngày, nhưng nhà xe vẫn lo đầy đủ nước, bánh, nước ngọt cho hành khách. Sàn xe lúc nào cũng đầy sình do khách đi lên đi xuống nhưng cứ rảnh là mấy ẻm lau sạch, chỗ nào ngửng lâu quá là có 1 thùng nước to để khách rửa chân khi đi lên đi xuống
- Tới Mandalay đang mở dth tìm đường thì dc 1 anh tài xế taxi, dù trời đang mưa to, ảnh thì đang ngồi trong xe, vậy mà ảnh mở cửa cầm dù ra chỉ đường, và chỉ rất nhiệt tình
- Dù là dân du lịch nhưng mình ko thấy có sự khác biệt gì về giá giữa khách du lịch và dân địa phương, giá cả đều như nhau
- Chùa ở Miến đều có các vòi nước và máy nước, bình nước uống, cũng như các tủ locker để cất giày dép, có hẳn người ngồi coi, nhưng ko hề thu tiền
- Sáng nay vô 1 ngôi chùa mà quên cởi giày, bị ông kia nhắc nên cởi quăng vô 1 góc, lúc đi ra thì 1 dì chủ quán buôn bán gần đó vẫy lại đưa cho đôi giày, ý nói tao cất dùm mày đó
- Vô quán ăn, quăng balo xuống đất, em gái phục vụ chạy lại lấy 1 cái ghế, bỏ balo lên cho, ý bảo để xuống đất nó dơ
vvv và rất nhiều những chuyện khác, mà ko nhớ hết được
- Và người dân Miến, mình cảm nhận được họ rất yêu và tự hào về lịch sử đất nước họ, mình thấy được qua hình ảnh rất đông người Miến vào bảo tàng, đứng xem rất lâu trước những bức tranh về đế quốc Burma 1 thời hùng mạnh, 1 điều chắc chắn ko thể thấy ở VN

- Bàn về chùa : Dù đã đi Thái nhiều lần, và cảm nhận được người Thái rất sùng đạo Phật. Nhưng chùa bên Thái, vẫn chỉ là " chùa " đúng nghĩa, tức là 1 nơi linh thiêng để thờ tự, cúng kiến. Còn chùa đối với người Miến, mình cảm nhận rằng, dù với người Miến, ngôi chùa rất linh thiêng ( chùa ở Miến ngay ngoài sân đã phải bỏ dép ra rồi ), nhưng nó lại rất gần gũi. Ho buôn bán ngay trong chùa, nhưng ko hề xô bồ, ồn ào. Họ ăn uống, ngủ ngay trong chùa, nhưng ko hề thấy rác. Trai gái dắt nhau đi chùa ( mấy em xinh xinh toàn đi với bồ, nên ko dám chụp ), nhưng mua hoa vào dâng phật và lạy phật, chứ ko thấy làm gì lố lăng. Ngôi chùa bên Miến gắn liền với đời sống người dân Miến, chứ ko tách biệt như Thái và các nước khác

Chapter 4 : Mandalay - Bagan - Inle Lake
http://batshop.vn/blogs/news/tour-de-asean-2018-chapter-4-mandalay-bagan-inle-lake